Bài này được trích ra từ bài
giảng "Tứ Thánh Định" của thầy Thích Thông Lạc (từ phút 30 đến phút
45 trong băng giảng).
Năm hạ phần kiết sử:
1- Thân kiến kiết sử: chấp
cái thân của mình, chấp cái gì đó là thường hằng bất biến, chấp phật tánh của
mình, chấp có cái thường hằng sau khi chết.
2- Nghi kiết sử: trói buộc
mình nghi ngờ cái gì đó, nghi người đó ăn trồm, bắt mình cứ dòm chừng người đó
hoài. Đó là nó đang trói buộc mình, gọi là nghi kiết sử.
3- Giới cấm thủ kiết sử:
Phật dạy chúng ta có 18 giới: mắt thấy đồng hồ sanh ra một cái thức, khởi ra
tâm ham muốn. Vì vậy gọi là giới cấm thủ. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý; sắc,
thinh, hương, vị, xúc, pháp và 6 thức biết, sanh ra ham thích. Chính 18 chổ này
làm thành 18 sợi dây giới cấm thủ luôn trói buộc chúng ta. Thấy cái gì mà khởi
ra ham muốn là nó đang trói buộc chúng ta.
4- Tham kiết sử: trói buộc
mình vào tham muốn cái này cái nọ.
5- Sân kiết sử: trói buộc
mình luôn khởi tâm sân hận ai đó.
Năm Thượng Phần Kiết Sử:
1- Sắc tham: là lòng tham
vật chất, khi thấy thì khởi lòng tham.
2- Vô sắc tham: do nghe
người ta nói cái gì đẹp, tốt liền khởi lòng ham muốn, đó là vô sắc tham.
3- Mạn: là kiêu mạn, lòng
ngã mạn của mình.
4- Trạo cử: là nó làm cho
mình nghĩ ngợi cái này, nghĩ ngợi cái kia hoặc cái thân bị ngứa ngái không ngồi
yên được, nó gãy bên đây, móc bên kia, thì gọi là trạo cử thân, còn trạo cử tâm
thì nó nghĩ hết cái này rồi nghĩ đến cái khác, lung tung đủ thứ. Hoặc là mình
ngồi chỗ này một lát, mình đứng dậy đi, rồi ngồi lại, rồi mình đứng, rồi nằm,
đủ cách, đó là bị trạo cử.
5- Vô minh.
Thất
kiết sử
1- Ái kiết sử: thương yêu,
ghét
2- Sân kiết sử.
3- Kiến kiết sử là ý kiến
của mình, kiến chấp, cãi luận dựa vào kiến chấp của mình.
4- Nghi kiết sử: cũng giống
như ở trên, nhưng ở đây nó tóm lược lại vào thất kiết sử để không bị trùng,
cũng là sự trói buộc vào những nghi ngờ.
5- Mạn: là kiêu mạn, ngã
mạn.
6- Hữu tham kiết sử: thuộc
về tham.
7- Vô minh kiết sử: thuộc về
si.
Ở đây nó có nhiều cái trùng với
ngủ triền cái, năm hạ phần kiết sử và năm thượng phần kiết sử, chỉ có thêm 2
cái mới là ái kiết sử và kiến kiết sử. Do vậy sau khi so sánh, cái nào trùng
hợp thì chúng ta chỉ lấy một mà thôi. Còn cái nào không trùng hợp thì mình ghi
ra để mình nhớ dành cho phần tu tập, để mình hướng tâm mình nhắc mình.
KIẾT SỬ
Bài này được trích ra từ bài làm
chánh kiến của các tu sinh cho nên không đúng lắm, chỉ để tham khảo. Để chính
xác hơn mời bạn đọc bài 17 Kiết sử của thầy Thích Thông Lạc tại đây.
1. Xả năm hạ phần kiết sử.
Năm hạ phần kiết sử gồm thân
kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham và sân. Kiết sử là sợi dây trói
buộc. Năm hạ phần kiết sử là những sợi dây trói buộc phần thấp,
thô, dễ thấy, hay bên ngoài. Chúng trói buộc chúng ta vào các chấp
thủ thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham và sân.
a) Thân kiến kiết sử.
Là sợi dây trói buộc con
người vào chấp cái thân là của họ. Rồi họ xem cái thân là họ, cho
nên mọi việc trên đời này họ sống, làm việc, lo lắng, buồn vui cũng
vì cái thân này.
Đức Phật đã quả quyết cái
thân này là thân tứ đại, là thân vô thường, là vô ngã không phải của
ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta. Nó chỉ là một tổ
hợp 5 duyên gọi là ngủ uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) Khi một
trong năm uẩn này hoại diệt thì cái thân sẽ tan rã.
Muốn thấy rõ cái thân này
không phải của ta thì ta phải quán vô thường. Vì khi quán vô thường
thì ta sẽ thấy được sự hoại diệt của từng bộ phận, cơ quan nội
tạng theo thời gian mà ta không làm gì được cả. Ta không có quyền sai
bảo cái thân này, mà hoàn toàn bị nó chi phối như khi bệnh thì nó
tự nhiên bệnh, lúc hết thì nó hết, ta không thể sai bảo nó hết bệnh
được.
b) Nghi kiết sử.
Là lòng nghi ngờ, ngờ vực
và không tin. Nghi ngờ có nghi ngờ mình, nghi ngờ người và nghi ngờ
pháp.
Khi nghi ngờ mình thì người
đó không làm được việc gì cả, hay thối lui trước các khó khăn, không
có lòng tin vào bản thân. Những người như vậy thì phải ở gần thiện
hữu tri thức để được động viên, thúc đẩy tập làm những chuyện nhỏ
trước. Có thành công những chuyện nhỏ thì nhiều chuyện nhỏ sẽ góp
lại làm được chuyện lớn.
Khi nghi ngờ người khác là
vì không có niềm tin vào người đó. Những người hay nghi ngờ người
khác thường chấp vào tri kiến hiểu biết của mình, cho nên bình luận
đánh giá người khác qua những hiểu biết đó, làm mất đi thiện hữu
tri thức mà không biết. Khi tu mà nghi ngờ Thầy thì coi như tu hành vô
ích. Người không nghi ngờ người khác là người có bản ngã thấp do đó
học được cái hay của người khác và có nhiều thiện hữu tri thức.
Nghi ngờ pháp là khi gặp
pháp dạy đơn giản, giản dị, giải thoát rõ ràng mà còn nghi ngờ. Ví
dụ trong kinh Pháp cú có câu:
“Các ác pháp chớ làm,
Chỉ làm các pháp thiện,
Tự tâm ý thanh tịnh,
Đó là lời Phật dạy”.
Nếu ai làm theo câu này “ngăn
ác diệt ác pháp, sanh trưởng tăng trưởng thiện” thì sẽ thấy giải
thoát ngay.
Người nghi ngờ pháp thì không
thể nào tu tập được, dẫn đến thối chí và mất đi đường tu.
c) Giới cấm thủ.
Phật dạy chúng ta có 18 giới: mắt
thấy chiếc đồng hồ sanh ra một cái thức, khởi ra tâm ham muốn. Vì vậy gọi là
giới cấm thủ. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp
và 6 thức biết, sanh ra ham thích. Chính 18 chỗ này làm thành 18 sợi dây giới
cấm thủ luôn trói buộc chúng ta. Thấy cái gì mà khởi ra ham muốn là nó đang
trói buộc chúng ta.
d) Tham kiết sử.
Là lòng tham không đáy, vì
lòng tham có sự trói buộc cho nên không dứt ra được, bị cột chặt vào
đối tượng tham như tham của cải tài sản, đền khi chết mà vẫn còn
luyến tiếc, không xã bỏ chia cho con cái, vẫn cất dấu…
Tham phước hữu lậu cũng là
một tham kiết sử. Hy vọng vào tương lai sẽ sanh ra trong gia đình giàu
có, cho nên đời này họ tìm mọi cách làm phước. Ai nói làm việc gì
có phước là họ xông vào không mệt mỏi, không hối tiếc tài sản của
mình.
e) Sân kiết sử.
Là cơn sân giận vào ai không
dứt được. Khi gặp người đó là giận ngay, dù cho họ nói điều gì đúng
hay sai cũng giận, và còn nói xấu về họ, lúc đó chỉ thấy cái sai
của người đó thôi. Cái giận này đã biến thành hận và thù không tha
thứ được.
Có một Bác già 70 tuổi mở
một cửa hàng sửa máy nhỏ. Lúc đầu anh A thấy Bác làm một mình cho
nên xin qua lại cửa hàng giúp Bác. Bác thấy thương cho nên nhận làm
đệ tử dạy cho nghề sửa máy, cho cổ phần Cty 50-50, và khuyến khích
anh ta học xong đại học. Sau đó họ cùng nhau mở thêm một cửa hàng
nữa. Nhưng vì quá sức cho nên Bác rút lui để lại cho anh ta làm một
mình. Do rút lui nên có sự chia chác tiền bạc không sòng phẳng cho nên
anh ta giận Bác hoài, thường hay nói xấu Bác. Chỉ cần nghe một lời
nào Bác nói anh ta cũng nghi ngờ và con thấy rằng không cách nào anh
ta tha thứ cho Bác được. Đó là sân kiết sử.
2. Xã năm thượng phần kiết sử:
Năm thượng phần kiết sử gồm
sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử và vô minh. Thượng phần ở đây được
hiểu là phần cao, phần vi tế. Vậy xã bỏ những sự trói buộc này là
xã bỏ những trang thái vi tế của 5 phần trên.
a) Sắc ái.
Là những thương nhớ những
hình ảnh trong hiện tại lảng vảng xung quanh ta. Như trước cảnh thấy
Cha Mẹ già yếu bệnh hoạn hay cực nhọc. Chúng ta khởi niềm thương và
bị dính chặt vào đó không nỡ lìa xa.
b) Vô sắc ái.
Là không hình sắc. Khi ngồi
tu trong cốc mà khởi nghĩ đến cha mẹ hiện giờ đang cô đơn một mình,
không ai chăm sóc. Rồi sanh ra lòng thương yêu, cảm xúc mạnh bật ra
thành tiếng khóc. Sau đó thì chỉ muốn về bên cha mẹ để làm giảm đi
cảnh lẻ loi đó. Cả hai tâm sắc ái và vô sắc ái đều là tâm ác ràng
buộc con người với nhau, đó là nguyên nhân của sanh tử luân hồi. Nếu
một người muốn thoát ra khỏi luân hồi thì phải biến tình thương yêu
nhỏ mọn này cho tất cả mọi chúng sanh. Vì còn sống bên cạnh những
người thân là ta còn cảm thấy đau khổ, và người thân đau khổ ta cũng
không giúp ích gì được. Chỉ khi ta quyết chí tu hành giúp ta giải
thoát khỏi đau khổ, rồi giúp cho mọi người thoát khổ trong đó có gia
đình của ta thì ta đã sống đúng đạo đức nhân bản.
Ở đây tại sao gọi là tình
thương ích kỷ, vì ta chỉ có cảm xúc thương yêu cha mẹ mình thôi.
Thiệt ra nếu không ích kỷ thì ta thử nghĩ xem hiện tại có bao nhiêu
người trên thế gian này đau khổ giống như cha mẹ ta và còn đau khổ hơn
nữa. Nhiều nhiều lắm mà ta không khởi lòng thương thì khác gì lòng
thương của ta hiện tại là ích kỷ chứ còn gì nữa.
Nếu biết thương mình thương
người thì cố gắng tu tập. Nghĩa là ta đi tu là ta đang thương yêu mọi
người. Vậy thì tại sao ta còn dính mặc vào những kiết sử này làm
gì. Chúng nó là những tâm lý luận ác, ta phải đuổi chúng đi “Ái
kiết sử là ác, hãy cút đi. Ngươi là tình thương ích kỷ. Nay ta đã
biết có một tình thương bao la rộng lớn rồi thì nhà ngươi hãy cút
đi. Ta đang tu là ta đang thương mọi người rồi thì cần gì phải đi đâu
nữa.”
c) Mạn kiết sử.
Mạn là ngã mạn, kiêu mạn. Chấp
vào mọi pháp là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Rồi so sánh với người khác.
Ví dụ: thấy thân mình đẹp, khỏe, cao, thông minh,... hơn người khác. Chấp vào
những thành quả do tu tập đạt được, thấy tâm mình giải thoát hơn người khác,...
hoặc chấp vào những hiểu biết, những kinh nghiệm, xem chúng là của mình rồi so
sánh thấy mình hiểu biết, có kinh nghiệm nhiều hơn người khác.
Mạn là so sánh. Khi có sự so
sánh thì đã có ngã. Có chấp vào một cái mạn nào đó thì ta bị
trói buộc vào đó. Mạn thì gồm có:
· Mạn: nghĩ mình hơn người. Mỗi người có một tài riêng
chuyên về các lảnh vực khác nhau. Cho nên có phần thì ta giỏi hơn
người, có phần thì người giỏi hơn mình. Người không mạn thì nên biết
học hỏi những cái hay của người khác. Người đó hiểu rằng những
hiểu biết hiện nay đang có là từ học hỏi, vay mượn từ sách vở hay
của người khác và bất kỳ ai cũng vậy. Cho nên đừng bao giờ nghĩ
mình hơn người, rồi khinh thường họ. Người không mạn thì sẵn sàng chia
sẽ những gì mình biết, không dấu, không cho những hiểu biết đó là
cao siêu. Mọi người đầu bình đẳng nhau.
· Ngã mạn: Ỷ mình
giỏi hơn người mà lấn lướt người khác. Những người này bị người
đời tránh xa, vì sống quá kiêu căng, tự cao, xem thường người khác.
Thường họ ỷ mình có tiền, có danh, có tài sản, có hiểu biết
nhiều, có bằng cấp cao mà không coi ai ra gì cả. Những người như vậy
có tài mà không có đức thì chỉ là đồ bỏ thôi.
· Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn
mình mà cho là bằng. Những người này không bao giờ chịu thua người
khác. Thường hay lý luận hơn thua, tìm cái sai của người khác, bắt
bẻ, châm biếm, không biết nhường nhịn cho ai cả. Họ không bao giờ biết
nhận cái sai của mình. Biết có những người như vậy thì tránh xa, ở
gần chỉ thêm phiền phức, vì họ không bao giờ biết tôn trọng ai cả.
· Mạn quá mạn: người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người.
Những người này sống cô đơn vì không có bạn nào gần được.
· Tăng thượng mạn: chưa chứng thánh quả mà cho mình đã
chứng.
· Ty liệt mạn: mình thua người nhiều mà nói mình thua ít.
· Tà mạn: người tu tập về tà mạn được chút thần thông biết
đôi chút về quá khứ, vị lại rồi khinh lướt người khác xem trời đất
không còn ai cả.
Muốn dẹp tâm ngã mạn thì
phải biết xã bỏ những thứ gây ra tâm ngã mạn như tiền tài, vật
chất, danh, sắc, hiểu biết, bằng cấp…Sống chỉ biết tùy thuận vào
lời nói, ý kiến, yêu cầu và việc làm của người khác. Sống biết tôn
trọng mọi người không phân biệt ai cả dù già hay trẻ, trai hay gái,
có học hay không học, ông chủ hay đầy tớ, giàu hay nghèo, tôn giáo hay
không tôn giáo, không phân biệt màu da, dân tộc…
d) Trạo cử.
Trạo cử là nó làm cho mình nghĩ
ngợi cái này, nghĩ ngợi cái kia hoặc cái thân bị ngứa ngái không ngồi yên được,
nó gãy bên đây, móc bên kia, thì gọi là trạo cử thân, còn trạo cử tâm thì nó
nghĩ hết cái này rồi nghĩ đến cái khác, lung tung đủ thứ. Hoặc là mình ngồi chổ
này một lát, mình đứng dậy đi, rồi ngồi lại, rồi mình đứng, rồi nằm, đủ cách,
đó là bị trạo cử.
e) Vô minh.
Là những trói buộc tâm vào
các trạng thái của buồn ngủ như hôn trầm thùy miên, hôn tịch, vô ký
và ngoan không. Khi bị trói buộc vào các trạng thái này thì tâm mê
mờ, không sáng suốt, dã dượi làm biếng, tham ngủ nhiều, tâm thụ
động.
Để thoát ra các trạng thái
này thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, tinh cần, tinh tấn tu
tập, kiên trì chiến đấu với giặc ngủ.
3. Xả thất kiết sử:
Thất kiết sử gồm ái kiết
sử, sân kiết sử, kiến kiết sử, nghi kiết sử, mạn kiết sử, hữu tham
kiết sử và vô minh kiết sử.
Ở đây chỉ nói thêm về phần
kiến kiết sử, còn những phần khác thì đã nằm trong năm hạ phần và
năm thượng phần kiết sử được nói ở trên.
Kiến kiết sử.
Là sự chấp chặt vào kiến
thức hay hiểu biết, có ba trường hợp.
· Kiến thủ vì ảnh hưởng tư
tưởng của người khác. Đó là khi học hiểu những lý luận của người
khác hay của sách báo, rồi chắp vào đó là có thật và tin vào nó.
Như lúc xưa khi con đọc các sách về tử vi, bói toán, phong thủy thì
tin vào đó là có thật, rồi đi nói với người này người kia về số
mạng, nhà cửa của họ. Chính vì vậy mà làm hại bao nhiêu người. Sau
này mới biết rõ ra là những sách đó không có căn cứ, chỉ là ảo
tưởng thôi.
· Kiến thủ vì không ý thức
được sai lầm của mình. Sự hiểu biết của mình còn nông cạn mà cứ
cho là mình biết tất cả rồi suy luận rằng mọi việc là thường còn,
mình nghĩ gì đều đúng không sai. Luôn bảo thủ ý kiến của mình, xem
mình là giỏi, không biết nghe ý kiến của ai cả và khinh thường ý
kiến của người khác, không thay đổi cho nên làm việc gì cũng thất
bại, mà ngã mạn thì lớn dần chứ không biết mình sai. Sau này khi
đọc được sách Phật mới hiểu ra nguyên nhân của bao thất bại đó là do
cái ngã và không hiểu được luật vô thường của vạn vật.
· Kiến thủ vì tự ái hay vì
ngoan cố cứng đầu. Biết mình sai mà cố tình không nhận là mình sai,
do tự ái mà cứng đầu, cố chấp, không biết xấu hổ sửa sai, xin sám
hối, không chịu từ bỏ hay xa lìa. Những người này thường là những
người già lớn tuổi bị ảnh hưởng của phong tục tập quán cổ hủ, mê
tính mà không thấy cái sai, không chịu bỏ xuống, không chịu học hỏi
những cái hay, những cái thực tế. Như khi có người nhà bị bệnh thì
rước các thầy bùa về đuổi tà đuổi ma, không nghe lời người khác chở
đi bác sĩ hay bệnh viện.
(Bài này chỉ để tham khảo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét