Một bài viết của nhà văn Sương
Nguyệt Minh
Đáng đọc và suy ngẫm.
Đáng đọc và suy ngẫm.
Chúng
ta chỉ tồn tại trong một hơi thở.
Loài người có bớt ngạo mạn?
VietnamNet | 11/04/2020.
VietnamNet | 11/04/2020.
Những
ngày cách ly toàn xã hội, tôi, bạn và chúng ta có quãng đời sống chậm để nghĩ
về bản thân, về kiếp người và số phận mong manh trước thiên nhiên gần gũi hiền
hòa mà bí ẩn, dữ dội.
Mỗi
người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên
nhiên.
Con
người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế,
thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân
bằng.
Tuần
Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Sương Nguyệt Minh.
Hà Nội
mùa dịch Covid - 19. Mấy hôm nay bầu trời nặng trịch. Âm u. Và vắng lặng!
Phố
phường, hầu như cửa hàng đóng cánh, cửa hiệu cài then, không một bóng người.
Chẳng
ai muốn cái vắng lặng, hiu hắt này; nhưng là cái vắng để sinh tồn cần thiết cho
một đất nước, mỗi người, mỗi gia đình.
Cả nước
thực hiện cách ly toàn xã hội phòng chống dịch Covid 19. “Gia đình cách ly với
gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với
huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”.
Mọi
người tự giác ở nhà, chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. 14 ngày cách ly toàn
xã hội, tôi, bạn và chúng ta có quãng đời sống chậm để nghĩ về bản thân, về
kiếp người và số phận mong manh trước thiên nhiên gần gũi hiền hòa mà bí ẩn, dữ
dội.
Có thể
tôi bớt kiêu ngạo phần nào, hoặc hết hẳn, và bạn trở nên khiêm tốn bất ngờ.
***
Con
người, như ai đó tự nhận là chúa tể của muôn loài, như ai đó tự phong là quyền
năng của vạn vật. Quả thật!
Con
người là động vật cao cấp, tiến hóa đến mức bộ óc biết nghĩ, đi được bằng hai
chân, dùng hai tay để lao động.
Con
người biết thuần hóa động vật hoang dã bắt trâu bò đi cày, lừa ngựa kéo xe, chó
giữ nhà.
Đến cả
chúa sơn như sư tử cũng bị con người nhốt vào cũi, khỏe như voi nhổ cả cây, đạp
nát cả cánh rừng cũng bị sai khiến săn bắt đồng loại, hoặc xích vào chuồng đặt
trong công viên giải trí cho trẻ con trêu chọc.
Loài
người bị trả giá, con người có bớt ngạo mạn?
Con
người giỏi dang đến mức ở đầu dây chuyền sản xuất là con lợn sống ngoay ngoảy
kêu eng éc, con bò rống thảm thiết, thì ở cuối dây chuyền nó đã biến thành các
hộp thịt, đem khui ăn được ngay.
Đáy
biển sâu cũng có tầu ngầm nguyên tử lặn xuống nửa cây số khám phá.
Mặt
trăng xa xôi cách trái đất khoảng 384.400 km mà Neil Armstrong lái phi thuyền
đổ bộ cách đây hơn nửa thế kỷ.
Chinh
phục thiên nhiên.
Khám
phá thiên nhiên.
Cải tạo
thiên nhiên.
Đấu
tranh với thiên nhiên hung dữ...
Toàn là
các mỹ từ mạnh mẽ biểu hiện khát vọng chiến thắng.
Không
nghĩ loài người chỉ là một trong vô số loài được Mẹ Thiên Nhiên nuôi dưỡng, ôm
ấp, chở che, bao bọc.
Không
ai thống kê hết hàng triệu ha rừng trên địa cầu chìm sâu dưới lòng hồ thủy
điện.
Màu
xanh biến mất, màu trắng hiện lên. Đập Tam Hiệp - Trung Quốc sản sinh gần 100
tỉ kwh thì cũng nhấn chìm 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.600 làng, và làm cho
1,43 triệu người dân phải rời bỏ quê cha đất tổ.
Còn
hàng ngàn điểm di tích lịch sử và một tiểu vùng văn hóa biến mất, hậu quả sẽ ra
sao thì chỉ có trời mới biết.
Bao
nhiêu quốc gia trên quả đất đáng thương này hân hoan với dòng bạc trắng thì
rừng xanh biến mất?
Dời non
lấp biển.
Độ đá
vá trời.
Bắt
nước chảy ngược.
Thay
trời làm mưa.
Toàn là
những cụm từ thể hiện khát vọng lớn bắt thiên nhiên khuất phục.
Không
nghĩ nổi loài người chỉ là một chủng loài nhỏ bé chỉ cần địa cầu hắt hơi, sổ
mũi thì cũng nháo nhác, hoảng loạn.
***
Có
người ví von một cách sinh động rằng:
Con
người có thế ăn bất cứ mọi con vật có bốn chân, trừ bốn chân ghế.
Con
người có thể ăn tất cả mọi chim chóc có hai chân, trừ hai chân thang.
Các cụ
xưa ví “Miệng ăn, núi lở”, “Ăn sạt nghiệp”... Rắn độc cũng bị bắt nhét vào bình
rượu ngâm.
Hổ báo,
hươu, nai, gấu, khỉ, trăn,... cũng thành món nhậu, cũng nấu thành cao.
Rừng
thì kiệt quệ xơ xác. Biển thì cạn kiệt cá tôm, nhiễm độc.
Chúng
ta chỉ biết đào bới, xúc, móc, moi từ ruột trái đất tài nguyên khoáng sản để
tiêu xài, phục vụ đời sống hiện tại.
Tài
nguyên khoáng sản cạn dần, cũng có nghĩa là chúng ta đang tiêu xài hết phần của
cha ông để lại, và cũng ăn luôn phần kế thừa của con cháu mai sau.
Con
người kiêu ngạo làm chúa tế muôn loài, được quyền sinh quyền sát, quyền cho tồn
tại loài này, quyền cho tuyệt diệt giống kia.
Con
người bạc đãi thiên nhiên, coi thường vạn vật.
Sự thực
thì con người mới tội nghiệp và đáng thương.
Còn
đáng thương hơn cả những con hổ đã vào nồi nấu cao, con rắn bị ngâm trong bình rượu.
Ra sức
khai thác rừng đến kiệt quệ, đánh bắt vét đến con đòng đong, cân cấn ở sông
ngòi, hồ biển.
Những
cánh rừng xanh bị tàn phá.
Những
chủng loài động vật bị tuyệt diệt.
Những
loài dã thảo mất tăm tích...
Để rồi,
ngày lại ngày con người với bộ mặt bạc phếch, hối hả, vội vàng, gấp gáp mưu
sinh, sáng chui ra, tối chui vào các khu nhà bê tông cốt thép.
Con
người đang sống trong môi trường mất cân bằng sinh thái.
Loài
người đang sống trên quả địa cầu tróc lở, nham nhở, xơ xác, đau thương.
Con
người đốt rẫy làm nương, đốn cây cổ thụ, phá rừng làm cho không biết bao nhiêu
đồi núi trọc lốc.
Khai
thác, bòn vét rừng xơ xác, rồi lại hò nhau đi trồng rừng, bảo vệ rừng đầu
nguồn.
Tàn phá
màu xanh, khoanh đất làm công nghiệp đùn khói và khí độc lên trời, đổ chất thải
rắn ra môi trường, bơm chất thải lỏng ra sông ngòi, biển hồ rồi lại hò nhau
chống biến đổi khí hậu, làm trong sạch môi trường.
Tự đầu
độc nguồn nước, không khí, phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng lên rau cỏ,
trộn thuốc tăng cân vào thức ăn cho lợn gà; rồi lại chi tiền nghiên cứu khoa
học điều chế thuốc chống ung thư, gút, tim mạch, tiểu đường...
Nhấn
chìm các di sản văn hóa lịch sử xuống lòng hồ, bán cổ vật, phá đình chùa, lại
căng lễ hội, rồi lại kêu nhau xây dựng môi trường văn hóa.
Quên
gốc, sống gấp gáp, chạy theo kinh tế, lối sống hưởng thụ, tranh dành cấp chức,
thoán đoạt lợi ích, tước mạng sống của nhau; rồi lại kêu gọi sống chậm, chống
văn hóa xuống cấp, chống thói vô cảm, thờ ơ, cá nhân vị kỉ.
Chiến
tranh vũ tranh, chiến tranh thương mại, chiến tranh sinh học, quyết định sinh
mệnh, áp đặt các quốc gia, dân tộc nhỏ..., rồi các cường quốc lại ngồi với nhau
bàn giải pháp hòa bình, xây dựng trái đất thành ngôi nhà chung
Dường
như cái gì con người cũng làm được. Chúa tể của muôn loài mà.
Nhưng,
đến loài virus thì dường như loài người khốn đốn.
Theo
trang thống kê worldometers.info, tính đến 14h ngày 10/4 (theo giờ Việt Nam),
số người tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn thế giới đã
lên tới 95.766 người, số ca nhiễm tăng lên 1.605.277, số ca bệnh nặng và nguy
kịch là 49.145.
Nước Mỹ
hùng mạnh với tầu vũ trụ lên mặt trăng, tầu ngầm vượt đại dương, tên lửa vượt
châu lục, quốc gia giàu nhất thế giới nhưng cũng bị virus Covid làm cho thất
điên bát đảo.
Nước Ý
xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải thì hơn 18. 000 người chết. Phi thuyền, tầu ngầm,
tên lửa hạt nhân,... dường như không địch nổi những con virus vô hình và biến
đổi chủng loại không lường.
Các nền
kinh tế thị trường hùng mạnh cũng bị khủng hoảng. Giá dầu lao dốc. Hơn 10 triệu
người lao động ở Mỹ đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Các tập
đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đang điên đảo bởi những con Covid vô hình.
“WTO dự
báo kim ngạch thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh hơn nhiều so với mức 12,6% của
khủng hoảng 2009”
Virus
Covid 19 không từ một ai, từ công dân hạng bét đến thượng lưu quý tộc.
Thái tử
Charles con trai cả Nữ hoàng Elizabeth II, người kế vị ngài vàng nước Anh cũng
dương tính virus corona. Phó tổng thống Iran và hàng hoạt quan chức cao cấp của
đất nước tấm thảm bay cũng nhiễm Covid từ đầu tháng 3.
Mới
nhất, Covid đã kịp làm cho ông Matt Hancock - Bộ trưởng Y tế Anh và ngài Boris
Johnson - Thủ tướng Anh dương tính virus corona phải tự cách ly.
Loài
người bị những virus vô hình quật cho tơi bời, chẳng biết về sau có ngạo nghễ
coi mình là Chúa tể của muôn loài với cái nghĩa quyền sinh quyền sát không.
Chưa
bao giờ tiềm năng, sức mạnh cũng căn tính dân tộc yếu kém của các quốc gia hiển
lộ, phơi bày như “chiến tranh chống virus Covid” hiện nay.
Chính
phủ, quốc gia nào chủ quan, bỏ qua thời cơ vàng, thụ động chống dịch thì bị trả
giá nặng nề.
Chính
phủ, quốc gia nào chủ động tổ chức phòng chống ngay từ đầu, quyết liệt thì bớt
đau thương.
Chủng
loài virus corona mới này đến từ đâu, mà cả gan xâm lược đánh phá loài người?
Dĩ
nhiên, chúng không đến từ hành tinh khác. Chúng đến từ trái đất.
Cuộc
chiến này không phải “chiến tranh giữa các vì sao”, mà trận tuyến là hai giống
loài trên địa cầu này:
Con
người và virus Covid. Giặc Covid lại bình đẳng gây bệnh cho bất cứ cá thể nào,
quốc gia nào.
Chúng
không ưu ái nước lớn, mà cũng chẳng bạc đãi nước nhỏ.
Trong
cuộc chiến này, các cường quốc không có quyền áp đặt luật chơi với virus Covid,
như đã từng áp đặt, chia chác lãnh thổ, tài nguyên trên lưng nước nhỏ.
***
Giặc
Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt,
mỏng manh, nhỏ bé biết bao.
Trong
cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể,
dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con
người.
Cá nhân
nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người.
Chỉ cần
Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp
xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả
cộng đồng, cả quốc gia.
Chỉ cần
Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không
phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành
tinh.
Mỗi người
hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại.
Loài
người hãy hòa nhập với thiên nhiên.
Không
phá đi rồi xây.
Không
hủy diệt rồi nuôi trồng.
Không
đối đầu.
Không
đối nghịch. Không đối kháng.
Con
người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình
với vạn vật.
Một con
voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một
chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa.
Con
người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế,
thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân
bằng.
***
Nhận
thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần
thiết.
Hy vọng
nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng.
Những cánh
rừng lại xanh.
Ngựa,
dê, hổ báo nô đùa với con người.
Chim
chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn
đang ngủ nướng.
Nắng
mới tràn mọi ngõ ngách!
Cuộc
sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.
Nhà văn
Sương Nguyệt Minh.
***
Ước nguyện: Chúng ta cùng học đạo đức làm người: “sống
không làm khổ mình, khổ người, và không làm khổ tất cả chúng sinh”.