Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

MỌI VẬT ĐỀU VÔ THƯỜNG

Bước chân vào đạo Phật chúng ta được học CÁC PHÁP ĐỀU VÔ THƯỜNG. Khi thấu hiểu CÁC PHÁP ĐỀU VÔ THƯỜNG, đó là chúng ta đã có một PHÁP TRÍ. PHÁP TRÍ này giúp chúng ta thấu hiểu trên thế gian không có một vật gì thường hằng, nhờ đó chúng ta không còn chấp ngã, không còn dính mắc, không còn tham đắm dù bất cứ một vật gì nên chúng ta giải thoát hoàn toàn. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Các ông hãy dừng cơn bi lụy, chớ ôm lòng buồn tủi, vì từ trời, đất cho đến người và vật không một ai sanh ra mà không chết, nếu các ông muốn cho pháp hữu vi không biến dịch, thì không thể có được”. (Trường A Hàm tập I trang 132)

Đúng vậy, quý vị hãy nhớ lời dạy này của đức Phật. Ngài dạy tất cả mọi người khổ là do không biết các pháp VÔ THƯỜNG nên ưu bi sầu khổ buồn tủi. Nhưng từ khi đức Phật dạy các pháp đều VÔ THƯỜNG nhưng sao mọi người nghe đều hiểu biết như vậy mà mọi người vẫn khổ.

Đó là hiểu biết là hiểu biết nhưng xả bỏ các pháp thế gian thì họ rất tiếc. Tại sao vậy? Vì họ không gan dạ, chí kiên cường không có nên không mạnh mẽ dứt khoát. Vì thế biết các pháp VÔ THƯỜNG nhưng vẫn còn thấy thường hằng, còn dính mắc chấp ngã.

Muốn ra khỏi sự đau khổ thì ai cũng muốn, nhưng lìa bỏ các pháp thế gian thì không ai lìa được. Đức Phật biết chúng sanh khó dạy, nghe hiểu biết rồi để đó chớ không bao giờ làm theo lời dạy.

Từ ngày đức Phật ra đời đến nay là 2553 năm, tính vào năm 2009 dương lịch mọi người đến với đạo Phật ai cũng biết CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG, nhưng lại không buông bỏ. Có một bài kệ dạy buông bỏ rất hay:

“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!

Chớ giữ làm chi, có ích gì.

Thở ra chẳng lại còn chi nữa,

Vạn sự vô thường buông xuống đi!”

Theo như lời Phật dạy dù chúng ta có muốn các pháp hữu vi không VÔ THƯỜNG thì cũng không thể được vì nó là các pháp VÔ THƯỜNG nên nó phải VÔ THƯỜNG, không ai làm nó thay đổi được. Cho nên có những tôn giáo luyện thuốc trường sinh bất tử, mong muốn sống lâu, đấy là ảo tưởng của một số tôn giáo giàu tưởng tượng, sống trong tưởng. Tiên đạo của Trung Hoa có một vị nào trường sinh bất tử chưa? Hay chỉ lừa đảo mọi người, người tu theo Tiên Đạo thành và hồn và xác. Thân ngũ uẩn này là pháp VÔ THƯỜNG, cái gì trong thân ngũ uẩn này là cái hồn, cái gì là cái xác. Khi chết đi thân ngũ uẩn tiêu hoại không còn một vật gì cả, vì nó là các pháp VÔ THƯỜNG.

Do một số tôn giáo không thấu hiểu cho trong thân con người có linh hồn. Các nhà khoa học cũng đã tốn biết bao nhiêu công sức để khám phá linh hồn có hay không. Nhưng cuối cùng cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi. Người nào thấy thật các pháp VÔ THƯỜNG là người chứng đạo bằng PHÁP TRÍ và TÙY TRÍ... Bởi chỗ tâm BẤT ĐỘNG THANH THẢN AN LẠC VÔ SỰ là chỗ sống của người chứng đạo. Chứng đạo của Phật giáo thật là đơn giản, người chưa tu tập cũng vẫn biết được tâm BẤT ĐỘNG.

Các tôn giáo tin có linh hồn là các tôn giáo giàu tưởng tượng, sống trong TƯỞNG, trong VÔ MINH không biết các pháp VÔ THƯỜNG đó là tự ôm vào lòng những sự khổ đau mà không biết.

Trích: Mười Hai Cửa Vào Đạo 

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

Chết rồi các con không mang một vật gì theo được hết hết.

"Chết rồi các con không mang một vật gì theo được hết hết.

Tình cảm của các con cũng chẳng mang được theo gì hết, những gì mà các con thân thương nhất các con cũng không mang được gì hết, chỉ có mang theo nghiệp quả, nhân quả luân hồi mà thôi.
Nếu thiện thì các con tiếp diễn qua một đời sống khác. Một đứa trẻ thơ có biết gì trong quá khứ của nó đâu, chỉ biết đòi khóc và sống trong hiện tại tiếp diễn nhân quả mới của nó mà thôi và biết thương yêu những người đang hiện tại nó.
Còn những người trong quá khứ của nó đang âm thầm đau khổ thương tiếc nó nhưng nó nào hay biết gì.
Các con nghĩ khi các con bỏ thân này, các con tiếp diễn trở thành một đứa trẻ nằm nôi thì các con có biết gì?
Trong khi các con của các con bây giờ đã khóc thương mẹ, đã mất mẹ, nước mắt của chúng tràn trề, tình thương của chúng rẫy đầy, nhưng các con còn biết đâu nữa.
Còn bây giờ thì các con còn thương còn nhớ, nhưng khi đã diễn tiến qua một thân khác còn đâu mà thương mà nhớ. Chỉ biết còn đòi, còn khóc, còn biết đau, biết khổ trong khi các con còn nằm nôi.
Đó là luật nhân quả vô thường không để chúng ta biết được tiền kiếp của chúng ta.
Mà biết được tiền kiếp của chúng ta phỏng chừng chúng ta còn thương mẹ của chúng ta nữa không?
Còn thương những đứa con của chúng ta nữa không? Chắc chắn không cho phép chúng ta thương nữa.
Vì chúng ta đã là con của kẻ khác, vì chúng ta là những đứa trẻ thơ ngây còn biết thương ai nữa."
TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC