GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC VỀ 7 GIÁC CHI
(Trưởng lão trả lời cho Sư Từ Quang)
Nếu mình không hiểu rõ đức Phật thì mình sẽ tu sai. Nghe nói bảy Giác Chi thì phải hiểu pháp này là pháp rất quan trọng bởi vì nó có cái phương pháp và đồng thời nó có cái năng lực, vì vậy nó có tên là Bồ Đề. Nó giải thoát thì phải có năng lực. Nếu nó không có năng lực thì nó không giải thoát.
Thí dụ bây giờ con nhiếp tâm, con an trú được, nghĩa là con chỉ an trú trong một phút thôi, một giây thôi thì bảy Giác Chi cũng xuất hiện tại chỗ đó con mới có an trú, bằng không thì con chưa an trú được. Không an trú thì không bao giờ có 7 Giác Chi. Mà cùng lúc nó có đủ cả 7 Giác Chi chứ không phải một Giác Chi. Con nghe được khinh an chứ thật ra nó có đủ 7 Giác Chi vào lúc đó; nó có Tinh tấn Giác Chi, Khinh an Giác Chi, Hỉ Giác Chi, Niệm Giác Chi, Định Giác Chi, Xả Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi.
Khi con nhận ra Khinh An thì nó làm cho con thích thú siêng năng tức Tinh Tấn Giác Chi, còn các phần Xả Giác Chi, phần Niệm Giác Chi, phần Định Giác Chi thì con thấy được rồi. Thí dụ con ngồi thấy hít thở vô ra nhẹ nhàng thì đó là Niệm của con, con đã tu được Niệm Giác Chi rồi; khi cái tâm bám vào trong, con không còn lưu ý ra ngoài thì đó là Định Giác Chi đó. Trong vấn đề Định không phải chỉ nói riêng về bốn Thánh Định, bốn Thánh Định là Chánh Định, còn ở trên bốn Niệm Xứ là Chánh Niệm nhưng mà Chánh Niệm vẫn có Định cho nên đức Phật nói Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu.... Con quán như khi có một lời nói nào làm phiền não, cơn sân khởi lên, con quán cho hạ cơn sân xuống thì đó là Định đó, nó là Định Giác Chi, nhờ có nó thực hiện mới phá cái si được.
Cho nên 7 Giác Chi liên tục xuất hiện, nó có năng lực mặc dù rất nhỏ, tu càng cao thì năng lực càng lớn. Nhưng mà mới vô đầu thì con cũng phải Trạch Pháp Giác Chi kìa. Con phải chọn pháp mà tu chứ; trạch pháp là chọn lựa cái pháp. Trạch rồi mới tới Niệm. Muốn tác ý câu gì thì con đã phải chọn nó, chọn là trạch pháp. Con tác ý ra là con Niệm câu đó, tác ý là Niệm Giác Chi. Niệm Giác Chi thành tựu thì nó sẽ khinh an, là Khinh An Giác Chi, có khinh an thì có ngay Hỉ Giác Chi. Như vậy nó kéo nhau ra liên tục 7 Giác Chi, nhưng Trạch Pháp Giác Chi sẽ có cái lực chỉ khi nào ta viên mãn đầy đủ chừng đó nó mới trở thành cái lực thật sự để xuất hiện cái Định Giác Chi. Đây không phải là Tứ Thánh Định, đây chỉ là Định Giác Chi nằm trong nhóm của Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Sự thật, đức Phật dùng chữ Định có nghĩa rộng rãi lắm, nhưng tới cái định tướng, cái định thuộc thân định thì nó khác rồi. Bắt đầu vô Chánh Định thì nó có định đầu tiên là Định Sơ Thiền là định của tâm li dục li ác pháp, là định của tâm “do li dục sanh hỉ lạc”. Qua Định Nhị Thiền thì định thuộc về thân, nó thuộc về thân định cho nên mới nói do định sanh hỉ lạc, “diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền do định sanh hỉ lạc”, không còn do li dục nữa. Từ Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền là định của thân cho nên mới từ cái này để lần lượt tịnh chỉ các hành cho thân bất động. Tới Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở là hết giai đoạn Định mới qua giai đoạn Tuệ, đó là 3 Minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh. Bắt đầu từ đây mới gọi là Tuệ. Do đó mình mới thấy rõ phần trước là Định trong Chánh Niệm, định trên niệm cho nên mình nhiếp tâm trên cái niệm, chứ không phải Định trong Định. Cái tâm mình an ổn là định, hay là định tỉnh. Con cần phân biệt rõ để khỏi lẫn lộn định này ra định kia, phải thông suốt đây là Thiền Định, đây là Định Tỉnh, đừng để lộn xộn.
Còn 7 Giác Chi thì đừng có hiểu tôi phải tu cho tới cuối cùng mới hiện ra 7 Giác Chi. Không phải vậy, hễ con vô tu 1 giờ thì có 7 Giác Chi một
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét