Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013


TRÍ TUỆ NHÂN QUẢ

HỎI: Trước khi lâm chung phải hộ niệm như thế nào để chấm dứt sinh tử luân hồi?

ĐÁP: Theo Đạo Phật không có linh hồn tái sinh mà chỉ có nhân quả luân hồi. Từ một con người bắt đầu sinh ra cho đến khi chết, Thân – Miệng – ý đã tạo ra biết bao nhiêu là hành động thiện ác. Vậy hành động nhân quả thiện ác nào đế tái sinh luân hồi?
 Từ bé cho đến khi chết thiện ác tạo biết bao nhiêu nhân quả, mỗi hành động nhân quả là mỗi viên gạch xây dựng, mội trường sống nhân quả cho kiếp người kế tiếp. Khi môi trường sống này đã được đầy đủ, thì thân nhân quả cũ hêt duyên, nó phải đi vào sự tan rã hoại diệt (chết) thì ngay liền lúc bấy giờ có thân nhân quả mới trong môi trường nhân quả của nó đã tạo sẵn.
 Cái nhân quả cuối cùng đã tiếp tục sự tái sinh luân hồi mà kinh sách Phật gọi là “Cận tử nghiệp”, Cận tử nghiệp là cái nghiệp nhân quả cuối cùng nó rất quan trọng cho kiếp người kế tiếp. Nếu ngay đó mà chúng ta bẻ gãy “Cận tử nghiệp” được thì chấm dứt tái sinh luân hồi, còn bè gãy không được thì phải chịu tiếp diễn luân hồi một kiếp nữa.
 Vậy muốn bẻ gãy “Cận tử nghiệp” chúng ta phải làm sao? Bây giờ phải tu như thế nào? Phải hộ niệm như thế nào? Đạo Phật có 4 loại định:
1. Chính niệm tĩnh giác định
2. Định vô lậu
3. Định sáng suốt
4. Hiện tại an lạc trú định
Muốn bẻ gãy cận tử nghiệp thì phải ngay bây giờ tu “Định sáng suốt”, phải siêng năng hướng tâm thanh thản, an lạc, vô sự, sáng suốt và tỉnh táo. Kế tiếp đó phải tu Chính niệm tỉnh giác định, ý tứ tỉnh thức trong mọi hành động Thân – Khẩu – Ý; Kế nữa phải dẫn tâm vào Định vô lậu. Nhờ thường xuyên ám thị dẫn tâm tu tập 3 loại định này thì mới mong bẻ gãy được Cận Tử Nghiệp.
Các con nên lưu ý ghi nhớ kỹ, lúc sắp chết phải giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, không sợ hãi, không lo lắng, không buồn rầu, có như vậy mới bẻ gãy Cận tử nghiệp. Cận tử nghiệp bị bẻ gãy thì môi trường sống bị triệt tiêu. Vì thế Đức Phật khi chứng đạo xong, Ngài tuyên bố:
“Ta đã bẻ gãy cột kèo sườn nhà của nhân quả, ta chỉ còn một kiếp này nữa mà thôi.”
Chơn Như ngày 12/11/1996

HỎI: Nghiệp là cái gì? Nếu nghiệp là kết quả của hành động, không phải là một chủ thể thì làm sao nó lại tái sinh luân hồi được?

ĐÁP: Nghiệp là do lòng ham muốn của con người điều khiển hành động thân, khẩu, ý tạo ra chứ không phải nghiệp là kết quả của hành động thân, khẩu, ý. Cho nên chủ thể tạp ra nghiệp là lòng ham muốn của con người.
 Trong 4 chân lý của Đạo Phật (Tứ diệu đế) thì Tập Đế - Đức Phật đã xác định là nguyên nhân sinh ra đau khô của con người. Như vậy chân lý Tập đế là long ham muốn. Lòng ham muốn là chủ thế điều khiến các hành động nhân quả thiện ác từ 3 nơi trong thân, đó là: Thân hành, Khẩu hành và Ý hành.
 Vì thế mới nói nghiệp là do hành động vô minh của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành, các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống theo quy luật nhân quả tạo thành và chính gốc là lòng ham muốn nó cũng theo quy luật nhân quả làm chủ thể tạo tác ra nghiệp, nhưng các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống đều là pháp vô thường, còn nghiệp là những từ trường do những hành động thiện ác của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành nên nó tương ưng với những hành động vô minh thiện ác của môi trường sống mà tiếp tục tái sinh luân hồi nên gọi là duyên hợp tương ưng.
 Thân tâm con người là một duyên hợp và cũng là duyên tan của môi trường sống cho nên nó là các pháp vô thường. Nó là các pháp vô thường nên không đi tái sinh luân hồi mà hành động thiện ác của nó phóng xuất ra những từ trường thiện ác huân tập thành một lực vô hình rất mạnh nên kinh sách Phật gọi là Nghiệp. Nghiệp ấy đi tái sinh luân hồi, chứ không phải tâm con người đi tái sinh, vì tâm con người là pháp vô thường như trên đã nói. Khi chết là mất hết, không còn một uẩn nào cả.
* Nghiệp thiện vô lậu là trạng thái Tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự, đó là chân lý của Phật giáo, người tu hành đạt đến chỗ này là chứng đạo quả A La Hán, không còn phải tu tập cái gì nữa. Tuy chưa vào Niết Bàn nhưng lúc nào cũng ở trong trạng thái Niết Bàn.
* Thế giới này là thế giới của Nhân quả, vì thế Nhân quả luân hồi luôn làm chủ, nhân quả luôn luôn sai khiến con người và vạn vật, chúng thường giam cầm và biến mọi người, mọi vật thành nô lệ.
 + Nhân quả bảo ta giận hờn, ta liền giận hờn.
 + Nhân quả bảo ta tham muốn, ta liền tham muốn.
 + Nhân quả bảo ta lo rầu, phiền não, ta liền lo rầu, phiền não.
 + Nhân quả bảo ta bệnh đau, ta liền bệnh đau.
 + Nhân quả bảo ra chết, ta liền phải chết.
Người đời vô minh, có mắt như mù, có tai như điếc, Tâm hồn điên đảo cứ mãi khư khư cho rằng thân tâm này là Ta, là của Ta; Cha mẹ, vợ con, anh chị em là của Ta; Nhà cửa, của cải, tài sản, danh vọng, … là của Ta. Mọi người điên đảo đã hiểu sai lầm, vì thế muôn đời ngàn kiếp phải chịu khổ đau.
Tác ý: Thân tâm này luôn vô thường, luôn thay đổi liên tục; mới trẻ đó lại già rồi, mới hôm qua khỏe mạnh, nay đã đau ốm bệnh tật, mới hôm qua còn sống, nay đã chết rồi. Vì thân tâm này vô thường, nó là nới tập trung mọi sự đau khổ, là ổ bệnh tật. Do đó, thân tâm này không phải là Ta, không phải là của Ta thì ta dích mắc, chấp đắm nó làm gì??? Nó không phải là của ta thì ta bảo vệ, nuôi dưỡng, giữ gìn nó làm gì???

HỎI: Phật tử TP Hồ Chí Minh hỏi về Luật Nhân quả: “Làm từ thiện mà gặp tai nạn thảm khốc, chết không toàn thây” ?

ĐÁP: Luật Nhân quả rất công bằng, vì thế các nhà khoa học thiên văn không thể đóan đúng đường đi của bão. Bão luôn luôn đi tìm những người làm ác, nó đi theo từ trường ác của những người làm ác phóng xuất ra nơi họ ở, từ trường ác có một lực hút rất mạnh nên bão tương ưng với lực hút ấy tạo ra cảnh cửa tan nhà nát của cải tiêu tan, người chết chóc như chúng ta đã chứng kiến những trận bão đã đi qua để lại một thảm trạng đau lòng. Một cảnh tượng nhà cửa, của cải, tài sản tan nát, người chết nằm ngổn ngang mà nguyên nhân chính là giết hại và ăn thịt chúng sinh.
Do con người làm ác, săn bắn, đốt rừng, chài lưới câu tôm, đặt rọ, đặt lờ, dùng điện, thuốc nổ giết hại cá tôm không biết bao nhiêu mà kể cho hết, lại thêm đâm heo, giết chó, cắt cổ gà, đập đầu cá, cắt cổ vịt làm tiết canh… Rồi xúm nhau ăn thịt, rượu chè say xỉn, chửi xóm, mắng làng, đánh đập vợ con, tham lam trộm cắp, cướp giật giết người. Đó là những tội ác do những người này tạo ra từ trường ác nên bão tố, sóng thần, động đất, thiên tai lũ lụt, tương ưng chiêu cảm để những người ác này phải trả quả báo. Trong khi những người làm ác đang phải chịu gặp quả báo thảm sầu như vậy để trả quả, thì những đoàn từ thiện khắp nơi trong nước đem những vật dụng đến cứu trợ, an ủi, đó là những người làm một việc tốt. Nhưng việc làm tốt này có trọn vẹn những phước báu hay không thì xin nghe lời Đức Phật dạy: “Nếu cúng dường, bố thí đúng Chính pháp phải chọn cá nhân hay tập thể thanh tịnh thì mới được phước báo như đem hạt giống tốt gieo trên đất màu mỡ, thì hạt giống sẽ lên cây tốt tươi và cho trái ngon ngọt, còn cá nhân và tập thể không thanh tịnh thì không được phước báu giống như đem hạt giống tốt mà gieo trồng trên đá, hạt giống sẽ bị hư thối, kết quả không hưởng được phước báu mà còn hại khổ vào thân.”
Bằng chứng là những đoàn làm từ thiện ở TP HCM như: Đoàn từ thiện của Sư cô Trí Hải, đoàn từ thiện của Phường 13 - Quận Phú Nhuận,… Những người đi cứu trợ là những người phải sống chân thật vì lòng yêu thương đối với nhưng người gặp tai nạn, khổ đau, chứ không phải vì danh, vì lợi. Ở đây họ đi cứu trợ vì phong trào cứu trợ cả nước, hoặc công việc làm ăn của mình cho được suôn sẻ chứ chưa phải vì lòng yêu thương người gặp tai nạn. Cho nên trên đường đi cứu trợ ngồi trên xe ca hát vui vẻ như đi dự lễ khánh thánh nhà cửa hay đám cưới.
Luật nhân quả rất công bằng, nếu người bố thí vì lòng thương yêu và người nhận của bố thí đều sống hiền lương thì 2 bên đều được hưởng phước báu; còn ngược lại, người bố thí không vì lòng thương yêu mà vì công việc làm ăn hay vì cầu danh làm từ thiện, và người nhận bố thí là người làm ác, thì người bố thí và người nhận bố thí đều gặp tai nạn.

HỎI: Đi làm từ thiện sao chết không toàn thây?

ĐÁP: Nhân làm từ thiện bố thí thì quả sẽ giàu sang không thiết hụt. Nhưng việc làm từ thiện của họ không chuyển được tội ác giết hại và ăn thịt chúng sinh mà từ lâu họ đã tich lũy. Đi làm từ thiện mà ca hát, vui cười là vui trong sự khổ đau của kẻ khác, đó là không từ thiện, nên chết không toàn thây là phải. Nhìn cái chết không toàn thây thì biết họ sẽ sinh vào cõi ác, làm thú hung dữ. Nhìn cái chết của một người khác là biết họ sẽ tái sinh vào đâu:
 + Một người chết trên giường bệnh một cách nhẹ nhàng, êm ái, không rên rỉ, không lăn lộn đau đớn thì được sinh làm người hiền lương.
 + Một người chết trên giường bệnh một cách không nhẹ nhàng, êm ái, thường rên rỉ, lăn lộn, đau đớn thì được sinh làm người không hiền lương.
 + Một người chết vì tai nạn giao thông, vì chiến tranh bom đạn thi thể bị tan nát thì được sinh vào cõi giới ác thú.

HỎI: Ăn chay hướng thiện, đi chùa Châu Đốc sao bị tai nạn giao thông 6 người chết còn 2 người bị thương nặng? Chết như vậy tái sinh về đâu?

ĐÁP: Ăn chay hướng thiện, đi chùa nhưng chùa ấy các sư thầy phạm giới, phá giới, tạo ra những điều mê tín, làm chuyện hư hoại giáo pháp chân chính của Phật giáo và làm mang tiếng không tốt cho Phật giáo. Phật tử đem cúng dường là tiếp tay với các sư thầy làm Phật giáo suy thoái, giới luật không còn cộng thêm tội ác giết hại và ăn thịt chúng sinh trước kia khi chưa biết ăn chay hướng thiện, nên kiếp này trả quả chết một cách thảm thương. Những người chết trong cảnh thảm thương nên đều tái sinh trong cảnh ác.


BỨC TÂM THƯ THỨ 47
(Ngày 21/2/2007)
“… Sau 4 tháng tu học lớp chính tri kiến thì kết quả cho biết là Định Vô Lậu của các tu sinh còn quá kém, vì tri kiến của tu sinh về nhân quả chưa sâu sắc và chưa thông suốt. Đường đi của nhân quả chỉ hiểu biết một cách chung chung, trình độ hiểu biết giống như người mới học hoặc đọc kinh sách về nhân quả chưa hiểu hết nghĩa…”

BỨC TÂM THƯ THỨ 49
(Ngày 14/7/2007)
“… Người học đạo đức là người thấy lỗi mình, không bao giừo thấy lỗi người. Vì thấy lỗi người là còn thiếu đạo đức.
 Đạo đức nhân bản – nhân quả không cho phép chúng ta thấy lỗi người. Còn thấy lỗi người là mình chưa sống đúng đạo đức.
 Tất cả các tu sinh nên biết: Học đạo đức là học xả tâm, là học làm người không bao giờ bị ràng buộc bởi những ác pháp, là học làm người mà ra khỏi bản chất Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi của con người.
 Cho nên tu sinh nào sống đạo đức là không nên thấy lỗi người, không thấy lỗi người là những tu sinh ấy được lên lớp học tập cao hơn, lớp Tứ Niệm Xứ.
… Mục đích tu sinh tu tập được lên lớp Tứ Niệm Xứ là chỗ phải đạt được Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là phương pháp nhiếp tâm và an trú tâm bằng cách ly dục, ly ác pháp, chứ không phải bằng cách ức chết tâm tập trung vào một đối tượng hơi thở.”

* Tình duyên lận đận là do nhân quả li gián gây chia rẽ kiếp trước mà kiếp này phải trả.
* Bệnh đau bướu ở bất kỳ nới đâu trên thân đều do nhân quả kiếp trước thường hay đánh đập loài chúng sinh.
* Bệnh đau là do nhân quả giết hại và ăn thịt chúng sinh. Nói như vậy người ăn chay trường sao còn bệnh đau? Ăn chay trường mà còn bệnh đau là do tâm ý còn ác, tuy không ăn thịt chúng sinh nhưng còn giết hại chúng sinh như kiến, muỗi và các loài vật khác, họ chưa thật lòng yêu thương tất cả sự sống của chúng sinh.
* Từ lâu từng giết hại và ăn thịt chúng sinh, nhưng muốn chuyển nghiệp ấy thì ngay từ bây giờ con sống đúng 5 giới luật đức hạnh của Phật (Ngũ giới). Khi con sống đúng những đức hạnh này thì nghiệp ác vô lượng kiếp sẽ chuyển sạch khiến cho thân tâm chuyển hết nghiệp ác.
* Bào thai là một duyên hợp ngũ uẩn đầy đủ, là một con người như bao nhiêu con người khác, có ngũ triền cái đầy đủ, có ngũ căn đầy đủ. Bào thai bị nạo bỏ đó là do duyên yểu tử của một con người, khi bào thai chết trong hoàn cảnh nào thì từ trường cận tử nghiệp đó sẽ tiếp tục tái sinh làm một bào thai khác và cứ như vậy tiếp tục luân hồi sinh tủ luân hồi.
* Vượt qua mọi chướng ngại để sống vì giới luật là người biết chuyển đổi nhân quả, làm thay đổi sự sống trên hành tinh này, nếu con người giới luật chưa nghiêm túc thì hành tinh này là địa ngục.
* Con có thông suốt Định Vô Lậu chưa? Tri kiến hạn hẹp không hiểu lấy gì mà xả tâm? Đức hạnh không có lấy gì mà giải thoát?
* Trong Luật Nhân quả có dạy, cứ nhìn cuộc sống trong hiện tại thì biết rõ quá khứ sống như thế nào:
Ví dụ 1: Người sống trong hiện tại mà thân bệnh đau liên miên bất tận thì biết quá khứ giết hại và ăn thịt chúng sinh.
Ví dụ 2: Người sống trong hiện tại mà thân không bệnh, luôn luôn khỏe mạnh, an vui thì biết ngay trong quá khứ người này không giết hại và ăn thịt chúng sinh.
Ví dụ 3: Người sống trong hiện tại mà giàu sang đầy đủ, không có thiếu trước hụt sau thì đó là nhân quá khứ đã bố thí giúp đỡ cho những người khó.
Ví dụ 4: Người sống trong hiện tại mà có người hậu kẻ hạ thì quá khứ đã từng làm người hầu, kẻ hạ cho người hoặc làm thân trâu cày, bò kéo, ngựa cưỡi…
Ví dụ 5: Người sống trong hiện tại mà cơm ăn áo mặc không đầy đủ thì quá khứ bòn xẻn, ích kỷ, không dám bố thí cơm ăn áo mặc cho người khác.
Ví dụ 6: Người sống trong hiện tại mà cơm ăn, áo mặc dư giả là quá khứ thường bố thí cơm ăn, áo mặc cho người nghèo khổ.
Ví dụ 7: Người sống trong hiện tại mà hiếu kính cha mẹ, không dám nặng lời to tiếng với cha mẹ, thường chăm nom cha mẹ từng miếng cơm, manh áo thì quá khứ đã từng được con cái chăm sóc kỹ càng, không có lời nặng nhẹ.
Ví dụ 8: Người sống trong hiện tại thường la rầy đánh mắng kẻ ăn người ở trong nhà thì quá khứ là trâu cày, ngựa cưỡi.
Ví dụ 9: Người sống trong hiện tại làm vua, làm quan, làm ông này, bà kia thì quá khứ là kẻ hầu, người hạ, là quân lính. (Chỗ này luận về nhân quả phước hữu lậu không thể lấy trí phàm phu mà suy luận vì đới hiện tại ngu dốt nghèo đói, nhưng đời sau sinh vào nhà giàu có, mang gen thông minh nên học giỏi làm quan, làm vua, đó là lẽ thường).
Ví dụ 10: Người sống trong hiện tại thường làm những việc mê tín như cúng bái, cầu an, cầu siêu thì quá khứ là những ông thấy cúng.
Ví dụ 11: Người sống trong hiện tại được duyên biết đính chính pháp của Phật nên tu hành được giải thoát nên quá khứ từng sống giữ gìn giới luật.
Ví dụ 12: Người sống trong hiện tại thường tu tập tà pháp là quá khứ từng sống phá giới luật và phạm giới luật.

HỎI: Nhân quả gì mà thành con chó? Ngoài chuyện thích ăn thịt chó, thích giết chó, hành động mua bán chó có thể thành chó không?Thích nuôi chó có thành chó không Thầy?

ĐÁP: Mua bán, giết hại và ăn thịt chó là sẽ tái sinh thành chó. Thích nuôi chó không tái sinh thành chó. Thích nuôi chó là có duyên với những người trong gia đình giết hại và ăn thịt chó.

DỤC THIỆN - DỤC ÁC

Theo con nghĩ: Người nào không ham muốn là Phật phải không? Nếu Đức Phật ly hết
lòng ham muốn như vậy thì Đức Phật đau có để lại giáo pháp và đạo đức Nhân bản – Nhân quả cho chúng ta ngày nay.
Còn thương chúng sinh tức là còn dục con có biết không? Con nên phân biệt dục gồm có 2 loại: Dục thiện và dục ác. Dục thiện là lòng ham muốn tu tập để được giải thoát ra khỏi mọi sự đau khổ trong cuộc đời và chấm dứt luân hồi; Dục thiện là không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh, dục thiệt là muốn làm sao cho tất cả chúng sinh thóat khổ. Còn dục ác là dục tham, sân, si, mạn, nghi, nằm trong ngũ triền cái. Đó là những pháp bị sinh, bị già, bị bệnh và bị chết.
Kinh Pháp cú dạy: “Các pháp ác không làm, Nên làm các pháp thiện”
Trong kính Tứ Chính Cần, Phật dạy: “Ngăn ác, diệt ác pháp; Sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp”
Chính con không hiểu dục ác và dục thiện nên con tu tập bị ức chết tâm. Dục mà không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh thì đó là lòng đại từ bi, lòng thường yêu tất cả chúng sinh, dục đó là dục thiện hiếu sinh rất cần cho con dùng nó nó ly dục, ly ác pháp. Con có biết chưa?

NHÂN QUẢ

Nhân quả là một quy luật vận hành của vũ trụ tuân theo nghiệp báo thiện ác của vạn vật mà có sự bình an hay là bất an. Một người thông suốt và sống đúng đạo đức nhân quả thì hàng ngày mọi sự việc xảy ra đều nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác. “Đừng nhìn đời bằng những sự việc đúng sai, phải trái mà hãy thấy mọi việc xảy ra đề là nhân quả thiện ác”. Nhờ thấy như vậy nên cuộc sống của quáy vị mới bình an, yên ổn và hạnh phúc. Bởi vậy người nào thông suốt luật nhân quả thì rất sợ hại từng hành động thân, khẩu, ý của mình, vì chính nó là nhân sẽ mang lại sự khổ đau cho chính mình.
 Các con nên nhớ kỹ: Khi học đạo đức thì phải áp dụng đạo đức vào đời sống hàng ngày của mình, nhất là đạo đức nhân bản – nhân quả thì cuốc sống của các con mới thoát khổ. Các con nên nhớ lời Thầy dạy, đừng quên các con ạ!


SẮC DỤC

Sắc dục có một sức lôi cuốn rất mạnh, nếu làm người không thắng được tâm sắc dục thì cũng giống như con thú vật, nó có thể làm cho thân bại danh liệt…
Giá trị của con người là ở chỗ lìa Tâm sắc dục, lìa Tâm sắc dục là lìa bản chất thú vật.
Các con có biết không? Con người phải làm chủ Tâm sắc dục, luôn luôn phải giữ gìn Tâm ly sắc dục, phải nhìn nó là lộ trình sinh tử luân hồi; phải nhìn nó là lộ trình mang đến nhiều khổ đau hơn là an vui; phải nhìn nó là miếng mồi nhân quả để dụ dỗ mọi người sa vào lưới rập tái sinh luân hồi; phải nhìn nó là con đường hôi thối, bất tịnh, bẩn thỉu, nơi đó bài tiết ra những thứ cặn bã dơ bẩn nhất của cơ thể, thế mà chúng ta lại chui đầu vào chỗ đó sao? Chúng ta là con người, không thể có những hành động giao cấu nhu 2 con thú vật. Chấm dứt con đường sắc dục là chấm dút con đường sinh tử luân hồi. Vì thế Đạo Phật dạy diệt dục tức là diệt Tâm Sắc Dục, chứ không phải diệt hết tâm dục. Tâm sắc dục là tâm dục ác, vì vậy diệt tâm dục ác chứ không diệt tâm dục thiện.
* Các con nên nhờ kỹ lời dạy này: “Tâm sắc dục luôn luôn để lại một hậu quả đau khổ không lường được”. Phàm làm một việc gì cần phải suy nghĩ về hậu quả của nó. Các con có nhớ chưa?

NHÂN QUẢ THIẾU ĐỨC LY THAM SẮC DỤC
(Chịu quả báo nhân quả)

Quy luật Nhân quả bố trí thời gian, không gian để trả quá báo kiếp trước. Theo quy luật nhân và quả thì phải có đủ nhân và duyên. Có đủ nhân duyên mới trả quả, còn chưa đủ nhân và duyên thì quả chưa thành. Quả chưa thành thì chưa trả quả, cho nên Luật nhân quả sắp xếp thời gian rất chính xác và rõ ràng.

Mọi sự việc xảy ra trong đời người từ khi sinh ra cho đến khi chết đều do Luật nhân quả sắp xếp dàn dựng cảnh, vì thế mợi sự việc xảy ra trong đời người không bao giờ sai một li lai nào cả.
* Những người làm ác, giết hại và ăn thịt chúng sinh là tự mình làm ngắn tuổi thọ và tự mình gây ra cho thân nhiều bệnh tật khổ đau không riêng mình mà cả gia đình, con cái, nhất là người làm nghề giết hại chúng sinh thì trong gia đình sẽ có người tật nguyền, bất hạnh.
* Tham lam trộm cắp, cướp của giết người, thì vợ và con cái sinh ra ăn chơi bài bạc, phá tán của cải tài sản hoặc hỏa hoạn, thủy tai, động đất sóng thần cũng cuốn sạch, trắng tay trở về với tay trắng.
* Tà dâm sống không chung thủy, không tình nghĩa, nên bạo lực gia đình thường xảy ra, vợ chồng li dị, con cái xa cha mất mẹ, xa mẹ mất cha thật là thảm cảnh đau lòng.
* Nói dối là không thành thật gian xảo, lừa đảo, lường gạt người khác là người không có đức tự trọng, tự đánh mất uy tín của mình đối với mọi người, với bản thân mình.
* Uống rượu, say xỉn, bài bạc, hút chích, xì ke ma túy… đó là tự đánh mất giá trị con người của mình, tự mình đã biến mình thành người điên, người loạn trí. Có nên khi gặp say xỉn, bài bạc, hút chích ta phải tránh xa, xem những người đó như con chó điên, gặp ai nó cũng cắn, cũng sủa. Đó là những người ngu si, vô đạo đức, lại còn có một số người ngu si hơn, thiếu đạo đức hơn, thường a dua nhập bọn nhậu nhẹt, la hét đánh nhau như những người mất trí.
Những người ấy sống trong ác pháp, sống trong nhân quả không thiện nên bản thân, gia đình, xã hội chung quanh họ có lúc nào được an ổn và yên vui hạnh phúc đâu?

MUỐN BIẾT NHÂN QUẢ BA ĐỜI THÌ HÃY XEM:
+ Xem nhân quả hiện tại mà biết nhân quả quá khứ
+ Xem nhân quả hiện tại mà biến nhân quả hiện tại
+ Xem nhân quả hiện tại mà biết nhân quả tương lai
Đó là một quy luật vận hành trong vũ trụ đâu có gì khó hiểu. Bởi nhân quả ở trong sự suy nghĩ, ở nơi miệng nói ra, ở hành động tay chân cho nên nó không có gì mà khó hiểu và rất dễ hiểu vì nhân đâu quả đó.
Nếu suy nghĩ ác thì quả mất ngủ, thân tâm bất an; nếu chửi mắng người thì người chửi mắng lại; nếu đánh người thì người đánh lại, như vậy nhân quả có đúng không?
Do thông suốt nhân quả nên chúng ta luôn luôn thực hiện một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người.
Ví dụ 1: Chúng ta sống với đức hiếu sinh, không giết hại và ăn thịt chúng sinh tức là gieo nhân lòng yêu thương mọi người, mọi loài, không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh thì chúng ta sẽ nhận được quả mọi người, mọi loài yêu thương mình và thân ít bệnh đau, không tai nạn, không chết yểu tử.
Ví dụ 2: Chúng ta sống với Đức Ly Tham của cải tài sản, vàng bạc, của báu tức là gieo nhân không tham lam, lường lận, xảo trá, dối gạt, ăn lo, hối lộ hoặc trộm cắp, cướp giật, tiền bạc, của báu của người khác mà lại còn biết bố thí giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh, thì quả sẽ được giàu sang, thường gặp may mắn và có nhiều người giúp đỡ, ít tai nạn, ít bệnh tật.
Ví dụ 3: Chúng ta sống với đức Ly tham lìa sắc dục tức là gieo nhân lìa xa nơi bất tịnh, nơi sinh tử luân hồi thì được quả thân tâm thanh tịnh, trong sạch không còn tái sinh luân hồi, luôn luôn ở trong trạng thái bất động “Thanh thản, an lạc, vô sự”.
Ví dụ 4: Chúng ta sống với đức Thành Thật, đức không gian dối tức là xa lìa dối trá, xa lìa sự không thành thật và xa lìa sự gian xảo thì quả sẽ được mọi người tin yêu, kính mến, tôn trọng, tiếng tăm sẽ đồn xa.
Ví dụ 5: Chúng ta sống với đức minh mẫn, sáng suốt nên không có ngu si uống rượu, hút chích, xì ke ma túy vì thế cơ thể khỏe mạnh, da thịt hồng hào, trí óc thông minh, biết chọn lựa bạn bè có đạo đức thân thiện, tránh xa những bạn bè xấu ác. Vì thế cuộc sống càng yên ổn lại càng yên ổn hơn, không có bạn bè xấu ác quấy rầy.


THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT KHẨU HÀNH & THIẾU ĐỨC LY THAM, TÀ DÂM THÂN HÀNH.
Đức Phật dạy: “Trước khi làm một điều gì thì phải suy nghĩ những hậu quả của việc làm đó rồi mới làm”.
Danh dự của con người là đức Thành Thật, người sống với đức Thành Thật là người biết bảo vệ uy tín của mình, người sống thiếu đức Thành Thật là người tự chà đạp lên uy tín của mình, làm mất niềm tin với mọi người.
Người dối trá là người thiếu Thành thật với mình, với người, người thiếu thành thật là người dám làm những điều gian ác có thể đi đến thảm hại người khác. Vì thế trên đời này chúng ta cần phải chọn người thành thật mà giao tiếp, mà trao đổi những điều hay lẽ phải với nhau, còn nếu gặp những người không thành thật thì nhất định không nên thân cận.
Muốn sống với đức Thành Thật thì hàng ngày phải tác ý: “Thành thật là một đức hạnh tạo lòng tin của con người, uy tín con người là ở đức Thành Thật, người thiếu đức Thành Thật là người ác, cần nên tránh xa”

THIẾU ĐỨC TỰ CHỦ Ý HÀNH
Muốn làm chủ được tâm mình là một điều khó, vì vậy chúng ta phải biết cách thức sống làm chủ tâm mình. Muốn sống với đức tự chủ thì hàng ngày chúng ta phải trau dồi tri kiến văn hóa đức hạnh nhân bản – nhân quả. Khi tri kiến đã thông suốt luật nhân quả và đạo đức nhân bản chưa đủ sức bình tĩnh khi có ác pháp tấn công, vì thế các con nên luyện tập sức định tĩnh.
Vậy muốn có sức định tĩnh thì phải tu tập pháp môn nào?
 Muốn có đủ sức bình tĩnh trước các ác pháp thì phải siêng tu tập CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC thân hành nội và thân hành ngoại.
 Tu tập Chánh niệm tỉnh giác thân hành nội là nhiếp tâm trong hơi thở bình thường. Tu tập Chánh niệm tỉnh giác thân hành ngoại là nhiếp tâm đi kinh hành.
 Hai pháp này kết hợp lại thành pháp tu tập RÈN LUYỆN NGHỊ LỰC, có nghĩa là đi kinh hành 10 bước và ngồi xuống hít thở 5 hơi thở, tu tập như vậy đúng 30phút mới xả nghỉ. Ngày nào cũng siêng năng tu tập. ít nhất phải tu tập một lần trong ngày và nhiều nhất là 4 lần trong một ngày. Tu tập như vậy hôn trầm, thùy miên cũng không còn và sức bình tĩnh rất đầy đủ, đi đứng trước các ác pháp nó vẫn thản nhiên, Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhờ đó chúng ta mới thấy Phật Pháp Vi Diệu.

NHÂN HIỆN KIẾP – QUẢ HIỆN KIẾP
Chúng ta ai cũng biết nhân hiện kiếp, quả hiện kiếp. Ví dụ như một người ăn trộm, đó là nhân hiện kiếp ăn trộm thì quả hiện kiếp bị mọi người bắt và đánh đập cho một trận rồi họ giải đến công an, bị công an điều tra và bị tù tội, đó là quả hiện kiếp.
 Khi học đạo đức nhân bản – nhân quả thì mỗi hành động chúng ta đều phải tư duy suy nghĩ chín chắn để biết việc làm nào thiện, việc làm nào ác rồi mới bắt đầu làm, rồi mới bắt đầu nói. Có tu duy duy nghĩ chín chắn như vậy thì việc làm hay lời nói đều thiện.
 Việc làm ác và lời nói ác thì vẫn nên tránh xa, nếu không tránh xa mà cứ làm, cứ nói thì hậu quả phải trả trong hiện kiếp không trốn chạy đi đâu cho khỏi.
Ví dụ: Một người giết hại và ăn thịt chúng sinh thì quả hiện kiếp thường gặp chuyện không may như tai nạn, con cái tật nguyền, bản thân và người trong gia đình thường bệnh đau.

ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH
Trên đời này nếu ai cũng sống với đức hiếu sinh thì thế gian này sẽ là Thiên đàng, Cực lạc. Muốn được vậy chúng ta nên quán xét tư duy về sự sống của con người và mọi loài vật trên trái đất này: Con người và con vật đếu có sự sống bình đẳng như nhau, không ai có quyền cướp sự sống của kẻ khác, vật khác. Đó là quyền bình đẳng sống, chỉ có con người vì quá cố chấp riêng cho cá nhân mình nên thường cướp đi sự sống của người khác (chiến tranh…), nhất là cướp đi sự sống của loài thú vật (Giết hại chúng làm thực phẩm để ăn).
Trên đời này chỉ vì tranh chấp hơn thua mà chúng ta đánh mất lòng yêu thương. Hơn thua nhau để làm gì? Khi mọi vật đều vô thường, không có vật gì trên thế gian này là ta, là của ta cả.
Vì vậy, hãy thương yêu sự sống của nhau và của muôn loài thú vật. Đó là điều duy nhất đem lại sự bình an cho loài người, cho muôn loài vạn vật trên hành tinh này.
Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy dùng lòng yêu thường mà buông xả và diệt tận gốc các ác pháp; hãy dùng lòng yêu thương mà diệt tận gốc Bản Ngã của ta.
Nếu lòng yêu thương ngự trị trong tâm của chúng ta thì thế gian này là sự bình an vô cùng, vô tận.

NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO TIỀN KIẾP
Nhân quả là một đạo luật rất công bằng và công lý, nó thuộc về toà án lương tâm, vì vậy quý vị làm những điều ác nào mà lương tâm quý vị không biết. Luật nhân quả thi hành bản án là không sai một ly hào nào tức là xử phạt không oan ức một vụ án nào cả. Bởi vậy biết bao nhiêu sự vô tình của chúng ta đã gây thương tật và sự chết chóc cho tất cả những loài chúng sinh đang sống quanh ta. Nhiều khi chúng ta hành động bằng tay chân, làm việc bước đi, cầm nắm thiếu tỉnh giác, vô tình gây đau khổ và chết chóc cho chúng sinh mà không hay biết, nhưng luật nhân quả đều ghi chép lại tất cả những điều ác đó, để đến khi ngày giờ trả quả tức là ngày giờ kêu án thì quý vị thọ án, nặng hay nhẹ đều theo hành động ác nhiều hay ác ít của mỗi cá nhân con người.
Bước vào Đạo Phật theo các pháp tu hành chúng ta phải biết giai đoạn đầu là giai đoạn tu tập – đi kinh hành tĩnh giác, chứ không phải đi kinh hành tỉnh thức. Vì tĩnh giác không giống như tỉnh thức, người tu tĩnh giác trên bước đi còn niệm khởi, nhờ có niệm khởi nên quán xét từng niệm đó rồi tác ý xả bỏ, còn tu tập tỉnh thức trên bước đi là nhiếp tâm trên bước đi nên không còn niệm khởi. Tĩnh giác từng bước đi cốt ý là để tránh giẫm đạp lên chúng sinh tức là tránh làm những điều ác để thực hiện những điều lành.
Tai nạn giao thông là do: Thiếu đức hiếu sinh cẩn thận tỉnh giác giao thông.
Cho nên làm người có 3 đức cần phải học tập:
1. Đức Hiếu Sinh
2. Đức Cẩn Thận
3. Đức Tĩnh Giác
Ba đức này rất cần thiết cho bản thân, gia đình, và xã hội. Đối với bản thân Đức Hiếu Sinh là đức thương mình. Vậy thương mình là thương như thế nào? Và phải thương làm sao?
 Thương mình là phải cẩn thận tĩnh giác từng bước đi, từng hành động chân tay, từng việc làm để tránh không gây thương tật hoặc chết chóc cho tất cả các loài vật sống quanh ta; thương mình là tạo mọi sự an vui hạnh phúc của chúng sinh và không bị mất mát sự an vui đó; thương mình là đừng để mình làm điều ác và luôn luôn tạo điều kiện để mình làm điều lành, nhất là luôn luôn thương người và tha thứ mỗi lỗi lầm của người khác, nhờ đó tâm mới được thanh thản, an lạc, vô sự. Nếu ai biết sống như vậy, đó chính là người biết thương mình.
 Tóm lại thương mình tức là thương mọi người và thương tất cả chúng sinh không còn làm cho mọi người và chúng sinh đau khổ một chút xíu nào cả.
Tĩnh giác Chính niệm trong đó có đầy đủ đức cẩn thận còn gọi là đức thận trọng. Người có đức cẩn thận khi đi, đứng, nằm, ngồi đều ở trong Chính niệm tĩnh giác.
Chánh niệm tỉnh giác là ý tứ từng hành động thân, miệng, ý của mình có nghĩa là tĩnh giác từng hành động đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, cúi, ngước, nhìn, ngó, liếc, hái và làm tất cả những công việc gì đều phải cẩn thận, tĩnh giác thì việc làm không bị thất bại và còn tránh không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh.
Chánh niệm tĩnh giác có công năng giữ gìn và bảo vệ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, là một phương pháp tu tập tĩnh giác để xả tâm Tham, sân, si, mạn, nghi tuyệt vời trong pháp môn Quán Vô Lậu. Khi tu tập pháp này xả tâm có hiệu quả hơn tất cả các pháp khác.
Pháp Chánh niệm tĩnh giác gồm có Đức cẩn thận và Đức thận trọng, nhờ sống với đức cẩn thận và đức thận trọng nên không bao giờ chúng ta vô tình làm điều ác, làm điều đau khổ cho mình và cho người khác.

 Nhờ sống trong thiện pháp mới chuyển được quả khổ đau của kiếp làm người và mới không phải trả quả nghiệp báo đời sau.

ĐỨC HIẾU SINH NGHIỆP BÁO NHÂN QUẢ Ý HÀNH
Nhân quả có 3 phần phải trả:
1. Một là chính bản thân làm ác rồi chính bản thân phải trả
2. Hai là chính bản thân làm ác mà mọi người thân đều trả quả
3. Ba là chính bản thân làm ác mà mọi người không phân biệt thân sơ đều phải trả quả.
=> Muốn ra khỏi nghiệp báo khổ đau thì chỉ có áp dụng Đức hiếu sinh vào đời sống hàng ngày, nhờ vậy mới luôn luôn tạo nhân quả nghiệp báo thiện.

NGHIỆP BÁO NHÂN QUẢ KHẮC NGHIỆT, KIẾP TRƯỚC GIEO NHÂN NÀO THÌ KIẾP NÀY PHẢI TRẢ QUẢ NẤY.
Sinh ra làm người không ai muốn mình phải trả quả khổ khắc nghiệt phải không quý vị?
 Sinh ra từ nhân quả, được nuôi sống trong nhân quả, lớn lên cũng từ nhân quả và chết đi cũng theo nhân quả mà tái sinh. Như vậy nhân quả muốn chúng ta khổ là chúng ta khổ, muốn chúng ta sướng thì chúng ta sướng. Vì thế khổ vui của đời người chỉ trong vòng nhân quả, chúng ta chỉ là hình nộm hay con rối của nhân quả mà thôi, cho nên xét cho cùng chúng ta chẳng có cái gì là của chúng ta cả. Vậy mà mọi người mê muội vô minh cố chấp cho các pháp thường còn, thân này là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nên quan trọng mọi việc hễ có xảy ra việc gì thì ăn thua đủ, quyết tâm bảo vệ cái Ta, cái của Ta. Do đó làm mọi việc ác mà không biết, làm tay sai cho nhân quả mà không hay. Từ chỗ làm điều ác mà chịu quả khổ đau vô cùng, vô tận; từ chỗ làm việc ác là làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
 Chính chỗ ăn thua đủ với mọi người để bảo vệ cái ta, cái của ta là chỗ nhân quả điều khiển chúng ta đi vào trong ác pháp; chính chỗ chúng ta muốn hơn người là chỗ nhân quả sai khiến chúng ta, biến chúng ta thành tên nô lệ của chúng; chính chỗ chúng ta giận hờn, thương ghét, sợ hãi, lo toan, rầu rĩ, buồn khổ là đã làm tay sai cho nhân quả, chính chỗ chúng ta phiền não thân bị bệnh tật, ốm đau, tai nạn này, tai nạn khác là chúng ta đang bị nhân quả làm chủ tâm ta; chính chỗ chúng ta đang khởi niệm lăng xăng là nói tiếp tục tái sinh luân hồi, còn ngược lại tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, tâm thanh thản, an lạc và vô sự là nơi chấm dứt tái sinh luân hồi.
 Muốn thoát ra khỏi vòng tay nhân quả, điều duy nhất chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn lúc nào cũng phải giữ gìn trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Nơi đó là nơi không bao giờ dám bén mảng đến nới đó được.
 Cho nên chỗ không nhân, không quả là chỗ chúng ta về: chỗ giải thoát hoàn toàn tức là Niết bàn.

Đạo đức Hiếu sinh cẩn thận
Luật nhân quả rất công bằng nó sẽ không tha thứ cho một ai nếu chúng ta làm ác. Vì thế, các con phải nhớ sống đúng đạo đức nhân quả 10 điều thiện và nên tránh xa 10 điều ác. Có làm được như vậy các con mới thoát ra khỏi mọi sự đau khổ của nhân quả.
 Chỉ có đức hiếu sinh thì các con mới giữ trọn vẹn 10 điều thiện, ngoài đức hiếu sinh ra mà đi tìm 10 điều thiện như mò kim đáy biển, các con nhớ chưa? Có đức hiếu sinh thì phải có đức cẩn thận, có đức cẩn thận thì mới giữ gìn để không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh được.

NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO HIỆN KIẾP TRẢ VAY
Ai làm 10 điều ác thì trả quả ngay liền trong hiện kiếp này và còn tiếp tục trong kiếp khác nữa, các con nên lưu ý!
=> Trước khi muốn sống với 5 đức nhân bản (ngũ giới) và 10 hạnh nhân quả (thập thiện) thì chúng ta phải tu tập và rèn luyện Chính niệm tĩnh giác, nhờ có chính niệm tĩnh giác chúng ta mới sống trọn vẹn với 5 đức – 10 hạnh được. Năm đức – 10 hạnh mới làm thay đổi cuộc đời, mới đem lại sự bình an cho loài người.

Đức hiếu sinh bố thí
Đức bố thí phải thật sự mang đầy đủ đức hiếu sinh, ở đâu có đức hiếu sinh thì ở đó có đức bố thí chân thật. Con người nói thương nhau thì phải qua hành động bố thí, nếu không có hành động bố thí thì nói thương nhau chỉ là lời nói suông mà thôi.

QUY LUẬT NHÂN QUẢ SINH TỒN TÌNH YÊU TRAI GÁI – VỢ CHỒNG
Quy luật nhân quả sinh tồn của vạn vật trên hành tinh này, thì tình yêu nam nữ cũng nằm chung trong quy luật đó, nhưng chính nó cũng là một nguyên nhân sinh ra muôn thức khổ đau của con người. Vì thế trai gái gặp nhau đều do duyên nhân quả đưa đẩy để gặp nhau trả vay nợ tiền kiếp mà người ta gọi là tình yêu trai gái. Tình yêu trai gái chỉ là DUYÊN nhân quả, còn thành vợ chồng đó là NỢ nhân quả hay còn gọi là NGHIỆP BÁO nhân quả. Cho nên trong cuộc đời này có nhiều người yêu thương nhau mà không thành vợ chồng.
=> Người tu theo đạo Phật cần phải có trí tuệ thông suốt đường đi lối về sinh tử của nhân quả. Chính sắc dục là đường đi của sinh tử luân hồi nên nó có một sức lôi cuốn tâm dục con người rất mạnh, vì thế chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, đừng bao giờ để chúng lôi cuốn chúng ta vào con đường tội lỗi đó. Vì thế, chúng ta phải hoàn toàn làm chủ tình nhục dục trong mọi thời gian.

ĐỨC VƯỢT QUA NHÂN QUẢ
Vượt qua nhân quả có nghĩa là làm chủ nhân quả, muốn làm nhân quả thì duy nhất chỉ có tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn được tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ thì các con phải triển khai tri kiến giới luật đức hạnh – nhân quả hàng ngày sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh bằng Đức Hiếu Sinh đa hướng, bất cứ một ác pháp nào xảy đến đều đem lòng yêu thương và tha thứ. Có thực hiện như vậy thì mới tìm thấy sự bất động của tâm. Chúng ta có mặt trên trái đất này đều do nhân quả, nếu không có nhân quả thì chúng ta không có mặt ở đây. Con đường nhân quả như các con đã biết, nó chi phối khắp vũ trụ không bỏ sót một chỗ nào cả. Chúng ta là những người may mắn đã gặp được Chính pháp của Đức Phật, nên chúng ta không còn lầm lạc nhân quả, không còn bị nhân quả sai khiến; không còn bị nhân quả xúi dục làm điều ác, vì thế chúng ta phải sống như thế nào để chuyển sạch nhân quả ác và còn lại những nhân quả thiện. Muốn được như vậy hàng ngày chúng ta phải tu tập Chính Niệm Tĩnh Giác, luôn luôn giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Các con có nhớ chưa?
Muốn thoát ra khỏi mọi sự đau khổ của nhân quả thì duy nhất chỉ có lòng yêu thương đa hướng. Lòng yêu thương đa hướng tức là Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, đó là một trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.

NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THIẾU ĐỨC BỐ THÍ TIỀN KIẾP
Mọi người sống trên thế gian này được sinh ra trong gia đình nghèo khó đều do nhân quả tiền kiếp ăn ở bỏn xẻn, ích kỷ, sống với mọi người xung quanh mà không thực hiện Đức hiếu sinh bố thí. Do thiếu đức hiếu sinh bố thí nên phải chịu cảnh cơ hàn, nghèo khó, khốn khổ..v..v…
Một người được sinh ra trong gia đình giàu sang là do kiếp trước khéo vun trồng đức hiếu sinh bố thí, thường giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh trong xã hội, nên đời này mới được hưởng phước báo như vậy.
Nhân hiếu sinh bố thí điều gì thì hưởng phước báo bố thí điều ấy. Cho nên bố thí có nhiều cách như sau:
1- Do nhân đức hiếu sinh bố thí tiền bạc, thực phẩm, cơm ăn, áo mặc, nhà ở thì sẽ được sinh vào nhà giàu sang cơm ăn, áo mặc dư thừa không thiếu.
2- Do nhân đức hiếu sinh bố thí lòng yêu thương khi thấy bất cứ người nào, người thân hay người xa lạ khi gặp tai nạn bệnh tật thì sẵn lòng chăm sóc và giúp đỡ thuốc thang, đưa đi bác sĩ, bệnh viện..v...v. Cho đến gặp những con vật bị bắn, bị tai nạn thương tích hoặc bị bệnh tật lăn lộn trên đất, đều đem chăm sóc kỹ lưỡng tận tình thương yêu như con của mình. Chăm sóc chừng nào chúng lành hẳn mới đem thả chúng về rừng sâu, núi thẳm. Do nhân hiếu sinh bố thí tình thương và giúp đỡ như vậy nên thân ít bệnh tật khổ đau, dù có bệnh tật vẫn có đầy đủ thuốc thang, có nhiều người chăm sóc. Nhất là thân không bệnh.
3- Do nhân đức hiếu sinh bố thí phóng sinh khi gặp tất cả những loài vật bị người săn bắn, chài, lưới, câu, rọ, vv... đều xin mua chúng phóng sinh về núi rừng, trời xanh, về ao hồ sông nước. Do duyên bó thí tình thương yêu như vậy nên chúng ta không bao giờ gặp tai nạn, giặc giã giam cầm tù tội
4- Do nhân Đức hiếu sinh giữ gìn môi trường sống chung vệ sinh trong sạch bằng cách đi lượm rác bẩn đem bỏ vào thùng rác hoặc đem đốt cháy, không nên khạc nhổ đờm dãi, tiêu tiểu trong ao hồ, sông nước, nơi công viên, đường xá, nơi chợ búa phố xá đông người, nơi vỉa hè đông người qua lại, hoặc hơi ăn uống. Nếu không có phòng vệ sinh khi đại tiện thì nên đào 1 cái lỗ nhỏ, khi địa tiểu tiện xong thì phải lấp lại cho kín đáo, không nên để mùi hôi thối bốc lên làm ô nhiễm môi trường sống, vv… Do duyên nhân quả giữ gìn vệ sinh môi trường sống chung trong sạch, nên cơ thể ít bệnh tật, da thịt tươi mát, tướng mạo thanh tịnh trong sạch và không bao giờ ở nơi dơ bẩn, ẩm thấp, bụi bặm.
5- Do nhân giữ gìn đức hiếu sinh dùng lời nói ái ngữ đối với mọi người luôn luôn lúc nào cũng dùng lời nói ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu, nhẹ nhàng, không bao giờ dùng lời nói thô lỗ kém văn hóa, chửi mắng, mạ lị, mạt sát người… Do duyên nhân đó nên sinh ra làm người được cha mẹ, anh chị em và mọi người thương mến, luôn luôn dùng lời nói ái ngữ, êm dịu dỗ dành âu yếm thương mến, không bao giờ có những lời la mắng, chửi bới thô lỗ, vv…

* Do ăn thịt chúng sinh thì quả hiện tại thân phải bị bệnh đau nhiều chứng bệnh nan y làm cho thân tâm khổ sở vô cùng. Còn quả về tương lai tức là kiếp sau thì sinh làm loài vật như: cá, tôm, heo, dê, gà, vịt, trâu bò, chó, mèo… Và đến khi được làm người thì quả yểu tử không thể nào tránh khỏi. Yểu tử tức là chết còn tuổi trẻ chết còn trong trứng nước như trường hợp nạo thai, móc thai…
* Trên đời này chỉ có đức hiếu sinh, hiếu sinh với mọi người, hiếu sinh với mọi loại vật. Nhờ có đức hiếu sinh như vậy chúng ta mới biết tôn trọng sự sống của nhau, chúng ta mới thực hiện Đức Khiêm Hạ chân thật với mọi người. và đó mới chính là lòng tôn kính thật sự. Nếu hạ mình tôn kính người khác mà thiếu đức hiếu sinh thì đó là sự hạ mình để cầu cạnh một điều gì đó, hoặc vì sự sợ hãi nên làm ra vẻ hạ mình cung kính chứ kỳ thực trong tâm hạ không cung kính và tôn trọng ai hết.
Ở trên đời này vì sự xã giao nên họ làm ra vẻ lịch sự cung kính và tôn trọng người khác chứ trong thân tâm của họ vẫn xem tất cả mọi người không ai hơn mình.
Chúng ta là những người học đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúnh sinh. Cho nên sự cung kính và tôn trọng người khác là do từ lòng yêu thưong sự sống của mọi người, của mọi loài. Cho nên lòng cung kính tôn trọng của chúng ta là sự thật, chứ không phải là hình thức che đậy một cách giả dối.

Muốn thay đổi gương mặt xấu, không gì bằng là nên tạo duyên nhân quả thiện. Tạo duyên nhân quả thiện thì không nên chê cười người có gương mặt xấu, mà hãy tập nhìn cái xấu, cái đẹp của cơ thể con người qua cái đẹp của tâm hồn đạo đức.
Đối với cái nhìn của con người, thì sắc đẹp của người phụ nữ có tuyệt trần đến đâu, có trở thành hoa hậu thế giới, thì nó vẫn là cái xấu của những loài khác. Bởi cái nhìn của tất cả loài thú vật thì sắc đẹp phụ nữ chỉ là con quái vật hay ít nhất cũng là 1 hung thần, vì bàn tay của người phụ nữ thường giết hại các loài chúng sinh làm thực phẩm để ăn.
Bất cứ hoàn cảnh nào, người có đức hạnh Lễ Nghĩa đều biết hạ mình quỳ xuống xin mọi người chỉ cho mình biết những lỗi lầm để tự khắc phục sửa sai, để trở thành những người tốt sau này, còn những người thiếu đức hạnh thì nghênh ngang, lên giọng kể cả, lại còn dùng lời lẽ ác ngữ chỉ trích, chê người khác có lỗi hoặc nói nặng nhẹ nhau.
Người sống ít muốn, biết đủ là người sống an vui hạnh phúc nhất trên đời. Bởi đức thiểu dục tri túc là một đức hạnh cao thượng biến con người trở thành những con người không tham lam, trộm cắp, cướp của, giết người, biến con người trở thành những người liêm chính, chí công vô tư và không tiêu cực ăn lo hối lộ..v..v.
Đời sống thiểu dục tri túc là đời sống của những bậc ly trần thoát tục thanh thoát và cao thượng, Vậy các con nên nhớ lời dạy này mà tập sống 1 đời người biết thiểu dục tri túc. Đây là chân hạnh phúc các con ạ!

Đức lễ là 1 hành động khiêm hạ luôn luôn cung kính và tôn trọng sự sống của muôn loài, nhờ đó mà chúng ta sống không bao giờ giận hờn phiền não với bất cứ 1 người nào, 1 vật nào khi họ làm trái ý chúng ta, khi họ làm chúng ta đau khổ. Đức lễ mà đạt được như vậy là nhờ lòng cung kính và tôn trọng thật sự trong tâm chúng ta, còn ngược lại với đức lễ mang hình thức bên ngoài thì chúng ta không tránh khỏi phiền não khổ đau trong tâm minh cả.

DIỆT NGÃ

1- Muốn diệt ngã thì phải Ly dục – ly ác pháp, tức là diệt ngã ác pháp.
2- Đức nhẫn nhục là tu tâm Từ Bi, Đức tùy thuận là tu tâm Xả; Đức Bằng lòng là tu tâm Hỷ. Do thế tâm hồn ta mới thanh thản, an lạc, vô sự và giải thoát.
3- Nhẫn nhục – Tùy thuận – Bằng lòng là giúp ta tu tập Ly dục – ly ác pháp; Ly dục – ly ác pháp tức là diệt ngã, cho nên nếu không ly dục, ly ác pháp thì không bao giờ diệt ngã được, nhưng ly dục, ly ác pháp phải có những pháp hành đúng đắn, nếu không có pháp hành đúng đắn thì sẽ bị phí sức, đôi khi còn lạc vào thiền ức chế, đã không được giải thóat mà còn sinh bệnh tật rất nguy hại và hiểm nghèo.

ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

Đạo đức nhân bản – nhân quả là sống không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác. Nghĩa là sống biết mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người và cho muôn loài vạn vật khác. Lấy đó làm niềm vui và hạnh phúc cho mình.
Người sống có đạo đức chỉ biết sống thương yêu và tha thứ. Chính vì biết sống thương yêu và tha thứ mà mỗi một hành động từng đức hạnh trong cuộc sống. Khi có lòng yêu thương thì tâm con người luôn bình tĩnh, thanh thản, an lạc và luôn thảnh thơi.
- Thế nào là nhân bản? Nghĩa là cái gốc của con người. Nếu ai là con người thì ai cũng có thể làm được và ai cũng biết điều này.
- Thế nào là Nhân quả ? Nhân là hạt, quả là trái. Gieo hạt nào thì hái quả đó. Gieo hạt ớt thì có trái ớt, gieo hạt đu đủ thì có trái đu đủ…
Một ý nghĩa khác của đạo đức là chuyển hóa cái xấu thành cái tốt. Giống như chúng ta ghép cành xoài giống ngọt vào cây xoài chua để cây xoài chua đó có trái ngọt. Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm, xuôi gió, khi gặp khó khăn trở ngại, chúng ta phải biết cách chuyển hóa. Khi bị ai chửi mắng, la hét, chê bai, đánh đập chúng ta phải biết cách chuyển hóa để giúp cho tâm chúng ta luôn thanh thản mà không bị dính mắc vào những gì người khác nói, người khác làm.
Vậy Đạo đức nhân bản - nhân quả là gì? Đó là đạo đức của con người được xây dựng trên lý nhân quả, là đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật có sự sống khác, nghĩa là sống mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho muôn loài vận vật có sự sống khác.
=> Sau khi hiểu rõ thế nào là Đạo đức thì chúng ta rút ra những phương pháp sống để giúp tâm luôn thanh thản, an lạc, vô sự. Chính khi biết cách sống giữ tâm bất động trước các pháp sẽ giúp chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự.
Sống thương yêu đừng để đau buồn, sợ hãi, lo lắng. Có nhiều cách giữ tâm bất động:
1- Sống biết đủ, không sở hữu một vật gì, xả bỏ tất cả, chỉ để lại vài bộ đồ và những thứ cần thiết trong 1 túi ba lô. Sống với tài sản là lòng yêu thương trải rộng đến khắp mọi người không phân biệt thân sơ, xem mọi người như cha mẹ, anh chị em hay con của mình. Đức này là Đức xả bỏ.
2- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Mọi pháp xảy ra đều là nhân quả. Tất cả những gì xảy ra đều là thước phim quay lại cho chúng ta thấy những hành động xấu tốt của mình trong quá khứ. Đó là những bài học nhắc nhở chúng ta từ bỏ ác pháp và tăng trưởng các pháp thiện. Đức này là Đức Nhân Quả.
3- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Mọi pháp xảy ra đều là vô thường, không thường hằng bất biến mà thay đổi, nay như thế này, mai như thế khác, có sinh có tử, có hợp chắc có tan, tan rồi hợp, có thành thì có bại. Mọi chuyện luân chuyển theo quy luật Thành – Trụ - Hoại – Tan. Đức này là Đức tất cả các pháp là vô thường.
4- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Biết chấp nhận mọi việc xảy ra dù là chuyện gì. Luôn sẵn sàng tha thứ và bỏ qua tất cả. Đức này là Đức Thương yêu Tha thứ.
5- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Luôn thấy cái tốt, cái thiện trong mỗi người. Tất cả mọi người đều là người tốt, người thiện, là người đang giúp mình, đang thương yêu mình. Đức này là Đức Từ Bi Hỷ Xả.
6- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Không phán xét, đánh giá đúng sai phải trái về người khác. Mọi việc làm của người khác đều đem lại hạnh phúc đến cho họ, họ hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc an vui, có gì đâu mà lo. Đó là ý nghĩa của cuộc sống mà đâu cần họ phải làm theo ý của mình thì họ mới hạnh phúc.
Hãy từ bỏ mọi ý nghĩ, phán xét, đánh giá việc làm của người khác, thuận theo ý mình là đúng, khác với ý mình là sai. Hãy nhìn con đường và sự lựa chọn của người khác là các tốt nhất, mang hạnh phúc và an vui nhất đến cho người. Có như vậy thì đâu còn lo lắng, suy nghĩ, bận tâm nữa. Đức này là Đức Bất động tâm.
 7- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Tâm không nên suy tưởng lung tung, suy đoán không căn cứ, tưởng là không có thật phải tác ý đuổi đi. Đức này là Đức Thực tế.
 8- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Quán xét mọi chuyện với lòng thương yêu rộng lớn để không còn sợ hãi chuyện gì hay sợ ai cả. Đức này là Đức Hiếu Sinh.
 9- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Nhìn lỗi mình không thấy lỗi người, chính vì quán xét nhân quả chỉ thấy lỗi mình. Đức này là Đức Thấy lỗi mình.
 10- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Mọi chuyện xảy ra đều là điều tốt, là một nhân tố tốt đem lại những điều tốt trong tương lai. Chỉ cần chúng ta biết cách nhìn và sử dụng khía cạnh tốt của chúng thì mọi việc thì sẽ êm đẹp và thành công… Do vậy mọi chuyện xảy ra xung quanh đều là một cơ hội tốt giúp chúng ta điều gì đó. Chỉ cần chúng ta để ý quan sát và nhìn chúng với con mắt thương yêu bình đẳng, con mắt thiện và tốt thì tâm hồn chúng ta sẽ cởi mở, trong sáng và sáng suốt. Đức này là Đức Chính Niệm tĩnh giác.
11- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Sống biết tôn trọng mọi quyết định của mọi người. Chuyện mình mình biết, chuyện người người lo. Không nên nhiều chuyện. Đức này là Đức Tôn trọng.
 12- Tác ý giữ tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự:
● Không nên dính mắc vào chuyện đúng sai phải trái của người mà hãy nhìn mọi việc với đôi mắt nhân quả. Nhân quả của ai người đó lo. Mình khuyên họ, liệu họ có nghe không??? Không nghe theo thì mình lại buồn khổ thêm, lo lắng thêm nữa. Rồi nếu họ sai thì họ tự sửa, đó là cách tốt nhất để họ học hỏi bằng kinh nghiệm của chính họ. Đức này là Đúng Nhân quả.
13- V.v…
Nếu kể ra thì có hàng trăm ngàn cách sống yêu thương mà hàng ngày chúng ta để trôi qua và đánh mất. Sự trình bày ở trên chỉ là một phần nhỏ khái quát chung tạm đủ để sống yêu thương bằng chính khả năng và điều kiện của mỗi người, ai cũng làm được và đã làm được. Mọi người đang sống yêu thương nhau và mang hạnh phúc đến cho nhau. Chính mọi người là tấm gương sáng cho nhau trong cuộc sống.
Tất cả các sống thương yêu đều hộ trợ cho nhau, có cái này thì cái kia sẽ có và dễ dàng, mình càng biết cách sống thương yêu nhiều thì mình sẽ thấy dễ dàng hơn trong những trường hợp khác. Lúc đầu khi chỉ biết vài cách sống thương yêu thì chúng ta hãy thường xuyên nhắc tâm những cách sống nào mà mình chưa quen, ít nhất một lần một ngày. Khi đã sống quen rồi thì không cần nhắc tâm nữa. Phương pháp nhắc tâm là một phương pháp không thể thiếu được để trau dồi lòng thương yêu. Thiếu phương pháp nhắc tâm thì lòng thương yêu không thể có được hoặc yếu. Phương pháp nhắc tâm giúp diệt trừ tâm ác đã có và chưa sinh ra. Khi thấy tâm ác vừa khởi ra muốn giận, bực tức thì phải tác ý ngay, nếu không thì miệng sẽ nói ra lời nói chửi mắng người khác không kịp kiểm soát do thói quen huân tập lâu nay.
Ví dụ: “Tâm không được sân giận, sân giận là đánh mất lòng thương yêu, hãy yêu thương mọi người”.
Tất cả tình thương đều do từ ý nghĩ mà ra, nếu nghĩ tốt, nghĩ thiện là biết sống có thương yêu. Nếu nghĩ xấu, nghĩ ác là đánh mất lòng thương yêu. Biết rõ tâm thiện hay ác là do sự huân tập lâu ngày thì mình hãy bắt tay ngay vào huấn luyện tâm mình bằng phương pháp tác ý. Chỉ cần thay đổi cách nhìn, thay đổi cách nghĩ thì từ một con người bình thường sẽ dễ dàng trở thành thánh nhân. Thánh nhân cũng từ con người mà ra, Thánh nhân cũng chỉ là cái danh do con người đặt ra, thật ra khi ai đã biết sống thương yêu thì họ đâu cần cái danh đó, cuộc sống của họ cũng bình thường giản dị như mọi người nhưng họ có thể làm những việc phi thường, luôn thương yêu và tha thứ bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác, chỉ nhìn thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Chính vì vậy mà tâm họ luôn bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
Hôm nay chúng ta đã nhận ta được lòng thương yêu ở ngay xung quanh chúng ta, sao chúng đơn giản, gần gũi, giản dị quá vậy. Vậy thì còn chờ gì nữa, hãy bắt tay vào và để ý mọi việc, mọi người xung quanh. Chúng ta sẽ thấy mọi người xung quanh đang sống yêu thương nhau, tất cả đều là ngươi tốt, họ đang sống thương yêu chúng ta. Tất cả mọi người đang dạy chúng ta sống tốt, sống thương yêu đó.
Quá trình trau dồi lòng thương yêu đòi hỏi sự kiên trì, biết sử dụng phương pháp tác ý và lòng quyết tâm. Nên chọn một nơi yên lặng, ngồi thẳng lưng (trên ghế hoặc ngồi kiết già) tự nhiên không gò bó, quan sát cái tâm khởi nghĩ điều gì rồi quán xét phân tích niệm nghĩ đó xem nó hoặc có làm đau khổ mình, hoặc đau khổ người, hoặc khổ các loài vật khác không? Nếu có thì quyết tâm từ bỏ bằng câu tác ý nhắc tâm: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Người mới tu tập sẽ nhận ra thời gian đầu các niệm khởi lên liên tục, với quyết tâm rèn luyện lòng thương yêu thì dần dần các niệm sẽ với đi và hết. Chỉ cần quán xét từng niệm một, không cần để ý đến các niệm khác. Chính do sự thông hiểu và quyết tâm từ bỏ thì các niệm sẽ vơi đi và hết. Lúc đó người tu tập sẽ chứng nghiệm được tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự.
Trạng thái tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự là trạng thái tâm thanh tịnh tự nhiên, không nghĩ ngợi gì cả, tự nhiên yên bặt, chứ không phải cố tình ức chế tâm không niệm. Tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự là do sự xả tâm biết sống ly dục và ác pháp. Những dục gồm có như: tham ăn, ngủ, sắc dục, danh và lợi. Ăn ngủ đúng giờ, không ăn uống lặt vặt và phi thời, không khởi tâm tham muốn sắc dục của người khác phái; không để tâm chạy theo danh và lợi, sống biết đủ, xem thường mọi lời khen chê ở đời.
Không nhiều thì ít nếu ai hiểu được cách sống thương yêu thì cũng đem lại hạnh phúc đến cho mình cho người và các loài vật khác sau khi đọc bài viết này. Thật ra chúng rất đơn giản, dễ dàng và gần gũi, nhưng vì con người đã huân tập lây ngày những thói quen xấu từ suy nghĩ, lời nói và hành động. Do vậy cần phải có thời gian huân tập lại những đức hạnh thiện để thành một thói quen tốt. Với quyết tâm và lòng kiên trì thì mọi chuyện sẽ thành công. Người thành công không phải là người luôn chiến thắng mà là người khi vấp ngã, không bỏ cuộc, biết đứng dậy tiếp tục đi tiếp.
Tham, sân, si, mạn, nghi là 5 bức màn che làm cho con người không thấy được những hành động hay lời nói của mình làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh.
Khi tâm tham, sân, si, mạn, nghi giảm dần và muội lược, tâm càng thanh tịnh và sáng suốt, người tu hành sẽ nhận ra được có hàng trăm ngàn hành động đạo đức xung quanh cuộc sống của con người. Mỗi một hành động nhỏ là một đức hạnh mang đến niềm vui và hạnh phúc cho nhau.
Thế giới này sẽ đẹp hơn khi có thêm một người biết sống thương yêu, biết đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho muôn loài có sự sống khác.

ĐỨC NHÂN QUẢ

Hãy nhìn mọi việc với đôi mắt nhân quả. Tất cả mọi việc xảy ra hằng ngày đều là nhân quả.
Tại sao mình có tiền, có nhà, có xe,...? Tại sao mình mất tiền, mất nhà, mất xe,…? Tất cả đều là nhân quả. Có tiền thì vui, còn mất tiền thì buồn. Đó là tâm lý, bị cái tâm nó lừa!
Do đã gieo nhân tốt thì ngày nay mình có đủ cơm ăn, áo mặc, có dư tiền của,… Nhưng mình đã gieo nhân xấu cho nên phải gặt quả xấu thôi. Có thể mình đã gieo nhân tham 3000đ mà ngày nay phải hái quả bị người khác tham 30triệu đồng. Đó là còn may chỉ có 30triệu chứ chưa phải là 3 tỷ đồng. Nếu 3 tỷ thì chắc tự tử.
Nhân quả được hiểu rõ qua cây thảo mộc như sau:
1. Như cây ớt thì ai cũng thấy quả nào cũng có kích thước lớn hơn hạt rất nhiều lần, có quả lớn hơn hạt 10, 100, 1000, 10000…lần. Do vậy chỉ cần gieo tâm tham 3000đ sẽ phải hái quả bị người khác tham hơn 3000đ, chứ không phải chỉ bị tham lại 3000đ, mà còn gấp 10, 100, 1000, 10000…lần.
2. Mỗi cây đều ra trái nhiều mùa, chứ đâu chỉ có một mùa, trổ quả rồi hết. Do vậy chỉ cần tham một lần thì sẽ bị lãnh nhân quả nhiều lần bị người khác tham của mình nhiều lần.
3. Nhìn cây ớt thì ai cũng thấy có cây nào cho ra một trái đâu, nhiều trái lắm. Chỉ cần tham một lần thì sẽ thấy ngoài việc bị người khác tham tiền của mình còn thấy kèm theo những chuyện khác xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau.
Ví dụ: Ngoài chuyện bị người khác tham tiền của mình, mình còn bị họ lừa dối, nói gạt, khi mình đòi tiền thì bị họ chửi, bị rượt đuổi, bị họ đánh vào nhà thương, bị họ thưa kiện, mất thời gian, có khi phải lên đồn công an…
4. Khi bị mất tiền thì buồn, giận, hận, thù, khóc, chửi mắng, nói xấu người khác. Đó là mình lại gieo nhân xấu một lần, và chắc trong tương lai lại phải chịu quả bị người ta nói xấu, bị chửi rất nặng. Cũng ví dụ cây ớt trên, mỗi quả ớt lại có nhiều hạt trong đó, nếu những hạt đó được gieo xuống đất thì sẽ có hàng trăm ngàn cây ớt con mới. Do vậy nhân quả trùng trùng liên tục không ngừng. Chỉ khi biết sống hiểu rõ nhân quả, thấy lỗi mình không thấy lỗi người, biết yêu thương, tha thứ và bỏ qua thì mới có thể chuyển đổi nhân quả được. Biết thương yêu là ở chỗ khi biết người ta tham như vậy thì biết chắc trong tương lai người ta sẽ gặp quả xấu thì mình hiểu rồi sau này người đó sẽ khổ, do vậy mình thấy người ta tội nghiệp và đáng thương.
Biết rõ quy luật nhân quả như vậy thì mình hãy mỉm cười và nhắc nhở mình đó là nhân quả của mình. Đây là một bài học đáng giá. Và mình hứa với mình rằng trong tương lai dù 1 đồng cũng không tham của người. Hãy tha thứ và bỏ qua cho người. Biết hiểu nhân quả là để thấy lỗi mình chứ không thấy lỗi người, do vậy luôn nhắc tâm mình là: “Do lỗi mình đã tham lam trong quá khứ cho nên phải chịu quả ngày nay. Một bài học đáng để nhớ đời”.
Khi tâm buồn nhớ đến chuyện đã xảy ra thì nhắc thầm trong đầu ngay: “Đó là nhân quả của mình, có làm thì phải có chịu, làm sai thì ráng mà chịu, tâm buồn giận này cút đi. Phải biết cám ơn người ta mới đúng, vì họ đã cho ta thấy được nhân quả của ta để ta sửa sai không còn tham trong tương lai nữa”.
Tâm sân giận buồn là do khi bất ý toại nguyện một điều gì, khi bị lừa gạt, bị mất quyền lợi, khi của cải tài sản bị mất hay bị lừa gạt chiếm đoạt, khi người thân bị hại… gốc của nó là do tâm THAM mà ra. Do sống thiếu tình thương mà tâm luôn sân giận buồn bực vì luôn thấy lỗi người. Nếu chỉ thấy lỗi mình là do nhân quả thì không thấy lỗi người cho nên sẽ không sân.
Không thấy lỗi người là biết thương người, thương người thì không bao giờ mở miệng nói xấu, nói cái sai, cái lỗi của bất kỳ ai.
Tâm tham nó hiện hữu hằng ngày trong cuộc sống, nên ta phải dứt khóat thực hiện cho bằng được:
+ Dù ai thối tiền dư thì dứt khoát trả lại.
+ Không bao giờ trả tiền thiếu cho ai.
+ Không bao giờ trả thiếu mà nói trả đủ rồi.
+ Người ta trả đủ cho mình rồi thì dứt khoát không được nói trả chưa đủ hay chưa trả.
+ Không cân đong đếm thiếu cho bất kỳ ai, mà nên đong dư ra để cho mọi người vui.
+ Không bao giờ cho vay lấy lãi.
+ Làm ăn thì không nên gian trá, trốn thuế, lợi dụng sơ hở pháp luật để luồn lách trốn thuế…
+ Khi mình bán nhà, đất, xe,… nếu có người đã đặt cọc từ chối mua thì mình cũng vui lòng trả lại không thiếu một đồng.
+ Khi buôn bán thì nói một lời, không hai lời. Không nên thấy có người mua thì nghĩ rằng mình bán rẻ rồi tăng giá đó là tham. Sống phải giữ lời, dù cho bán rẻ cũng bán. Mình thích mua đồ rẻ thì mình cũng phải nghĩ rằng người khác cũng thích mua rẻ. Nếu mình biết nghĩ như vậy thì khi mình bán hàng mà có người mua vui thì mình nên mừng cho họ và mình thấy mình đã đem niềm vui đến cho người khác. Chứ đâu cần phải đi làm từ thiện, bố thí mới vui đâu.
+ Không tham mua vé số để trúng, tham chơi cờ bạc, chứng khoán, cá độ…v..v.
Cả nhà là một chùm nhân quả, không nhất thiết một người làm thì chỉ có người đó chịu gánh hậu quả. Do vậy 1 người làm thì có thể người thân bị chịu hậu quả. Vì nếu sống tốt cả nhà an vui, một người sống tốt thì cả nhà cũng được ăn theo. Khi một người làm điều xấu gian tham thì những người kia cũng phải trả quả xấu.
Đừng buồn giận, vì buồn giân sẽ làm hao năng lượng, ăn không ngon, ngủ không yên. Vậy tại sao mình buồn giận làm chi cho khổ vậy?
Tại sao mình không buồn giận khi được có tiền, được người khác cho tiền, được tăng lương, được trúng số, được buôn bán có lãi,… được hay mất,… đều là nhân quả.
Người biết cách sống thì luôn sống với tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Luôn nhìn mọi việc với đôi mắt nhân quả; luôn sống yêu thương và tha thứ; chỉ thấy lỗi mình không thấy lỗi người và biết rằng mọi việc đều vô thường thay đổi.

 THƯƠNG YÊU VÀ THA THỨ

Mỗi sáng thức dậy hoặc khi nào rảnh rang, chúng ta thầm ước nguyện trong đầu câu: “Hãy thương yêu và tha thứ”. Thương yêu và tha thức chính là ý nghĩa của đạo đức nhân bản, nhân quả.
=> Ước nguyện:
+ Ước nguyện rằng hôm nay những người tôi gặp dù ác hay thiện tôi đều thương yêu và tha thứ, và họ cũng thương yêu và tha thứ cho những người khác.
+ Khi tình cờ ta thấy 1 người đánh 1 người, biết rằng mình không giúp hay làm gì được thì chúng ta hãy ước nguyện cho họ hãy thương yêu và tha thứ cho nhau.
+ Khi ai nạt nộ, sân giận, lớn tiếng hay chửi mắng mình thì hãy nhắc câu: “Hãy thương yêu và tha thứ”.
+ Khi ai làm trái ý mình hay làm những gì mình không thích thì mình cũng nhắc tâm: “Sẽ thương yêu và tha thứ”.
+ Ước nguyện rằng mọi người hãy thương yêu và tha thứ cho mình.
+ Ước nguyện rằng mọi người hãy thương yêu và tha thứ cho nhau.
+ Ước nguyện rằng tôi sẽ luôn sống thương yêu và tha thứ cho tất cả mọi người.
Mục đích của việc ước nguyện trên là trau dồi tâm Từ Bi cho chính mình và cho người.
Khi tâm của người ước nguyện thanh thản sẽ giao cảm được với tất cả mọi người mà mình ước nguyện để chuyển hóa những người đó. Do vậy tâm của người sân giận, hận thù sẽ chuyển đổi thành yêu thương và tha thứ.
Do nhắc tâm mỗi ngày sẽ thành một nội lực Ý THỨC LỰC đến lúc nào đó ai giận, chửi mắng, hay đánh đập, giết mình, nói lời nói hay làm điều gì trái ý, nghịch lòng mình… tâm mình sẽ Bất động và tha thứ thật sự thì sự tu tập viên mãn thực sự.
Thường thì ai cũng hiểu phải sống Thương yêu và Tha thứ nhưng tại sao khi gặp việc thì tâm vẫn sân giận, khi ai làm trái ý nghịch lòng, khi ai đó đánh đập, giết hại mình, trộm cắp đồ của mình, nói dối, lừa gạt, nói xấu, nói chỉ trích, chê bai mình,… Đó là vì mình không áp dụng phương pháp nhắc Tâm (Tự kỷ ám thị).
Chính nhờ nhắc tâm mỗi ngày hay khó gặp sự việc trên thì dần dần tâm sẽ được ta huấn luyện sống với những đức hạnh thiện. Phương pháp nhắc tâm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được. Không áp dụng phương pháp nhắc tâm thì chúng ta sẽ bị chìm trong biển khổ ác này. Do vậy xin các bạn đừng quên phương pháp nhắc tâm, đó là chìa khóa của mọi thành công trong cuộc sống.
Và rồi bạn sẽ chiêm nghiệm ra một điều chính Lòng Thương yêu và Tha thứ là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

ĐỨC VƯỢT QUA NHÂN QUẢ

Đức vượt qua nhân quả có nghĩa là nhân quả đến mà không tác động được thân tâm chúng ta.
Ví dụ: Có người chửi mắng chúng ta, chúng ta nghe thấy biết rất rõ ràng nhưng tâm chúng ta không có chút sân giận và cũng không phân bua phải trái với người ta, thường sẵn sàng giúp đỡ người mắng chửi mình khi họ gặp nhân quả xấu.
Vượt qua nhân quả chỉ có Lòng Thành Thật mà thôi. Đức Phật dạy: “Nhân quả chỉ có vượt qua”, mà vượt qua nó bằng đức Thành Thật. Cho nên mình làm điều gì ác hay thiện chỉ có đức Thành Thật thì sẽ vượt qua mọi nhân quả thiện ác.

ĐỨC LÀM CHỦ NHÂN QUẢ

Đức làm chủ nhân quả có nghĩa là từ hành động thân, miệng, ý của mình, trước khi làm hay nói chúng ta đều có sự suy từ tính toán mội hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh rồi mới nói hay làm. Đó là cách thức làm chủ nhân quả.
Làm chủ nhân quả tức là làm lợi ích cho người khác, vì thế ai cũng làm như vậy là đã làm chuyển đổi nhân quả ác trở thành nhân quả thiện. Từ cảnh giới Địa Ngục để trở thành cảnh giới Thiên Đàng chỉ có hành động làm lợi ích cho người, đừng vì lợi ích cho mình.
Nếu mọi người hiểu biết về nhân quả thì nên sống vì mọi người, sống vì mọi người thì cuộc sống của chúng ta là Thiên đàng quý vị ạ! Sống vì mọi người rất hạnh phúc, tại sao vậy? Vì mọi người có an vui thì sự an vui của mình mới lâu dài.
Nhìn lại cuộc sống của chúng ta hiện giờ như thế nào? Hầu hết mọi người chỉ biết nói nhân quả nhưng chưa thật sống với nhân quả. Cho nên cuộc sống của loài người trên thế gian là Địa ngục, vì con người chỉ biết sống vì mình chớ không sống vì người khác. Do vậy mà sự xung đột và chiến tranh thường xảy ra khắp nơi trên thế giới, không nước này thì nước khác. Đó là sống phi nhân quả nên loài người phải chịu mọi khổ đau cũng chính nhân quả mình làm mình chịu.

ĐỨC CHẤP NHẬN NHÂN QUẢ

Đức chấp nhận nhân quả có nghĩa là biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng dù bất cứ một nhân quả nào xảy đến.
Đức chấp nhận nhân quả thì phải dùng cả 3 đức này thì mới gọi là chấp nhận nhân quả, thiếu 1 đức thì không thành chấp nhận nhân quả.
Đức chấp nhận nhân quả tức là LÒNG YÊU THƯƠNG. Ở đâu có lòng yêu thương là ở đó có sự chấp nhận nhân quả. Cho nên chúng ta chấp nhận nhân quả vì chúng ta yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương tất cả chúng sinh và yêu thương ngay cả hoàn cảnh xảy ra nhân quả.
Người xưa nói: “Lùi một bước trời cao biển rộng”. Người thất tình chỉ cần chấp nhận quên người đã bỏ mình thì đâu đến nỗi làm cho bản thân hồn siêu phách lạc, lòng dạ băng giá.
Người thất nghiệp chỉ cần từ bỏ cách lựa chọn nghề nghiệp cứng nhắc của mình mà thay đổi thì đâu đến nỗi suốt ngày ủ rũ, trách trời trách người đây? Con bạc chỉ cần buông tha ý nghĩ may rủi thì đâu đến nỗi tiền đi không trở lại, khuynh gia bại sản? Con nghiện chỉ cần tránh xa chất gây nghiện thì đâu đến nỗi thân tàn ma dại? Người hối lộ, người phá kỷ cương chỉ cần chấp nhận từ bỏ chữ “tiền” thì đâu đến nỗi phải vào tù, thậm chí mất mạng.
Vượt qua nhân quả bằng Đức buông xả, nhờ có buông xả mà vượt qua nhân quả. Bản chất con người không buông xả, do không buông xả mà con người phải chịu vô cùng khổ đau.
Tất cả các pháp đều vô thường, nên chúng là khổ đau. Vì thế ai biết buông xả là người thoát khổ, còn ai không biết buông xả thì khổ đau không bao giờ dứt. Người tu theo Phật giáo cũng chỉ có việc buông xả mà chứng đạo.
Con người ở đời rất u mê, chết không mang theo được vật gì, vậy mà sống thì ôm đồm không dám buông xả, cứ khư khư giữ chặt, cho nên chịu khổ là phải. Vậy mà ở đây có người tu hành lại phóng dật thưa hỏi lung tung. Sao không biết buông xả xuống đi để thân tâm được giải thoát trong trạng thái Tâm Bất Động, chỉ im lặng được một chút là thưa hỏi Thầy lăng xăng, đó không phải là phóng dật sao?

“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra lại chẳng còn chi nữa.
Vạn sự vô thường buông xuống đi!”

Bốn câu kệ này là lời nhắc nhở mọi người tu hành cần phải buông xả thế mà quý vị có buông xả đâu, cứ thưa hỏi điều này điều kia để huân tập thêm sự sự hiểu biết, sự hiểu biết chỉ là cái tủ đựng kinh sách rỗng tuếch chẳng có ích lợi gì.
Sợ các con không biết buông xả nên Thầy dạy thêm một bài kệ nữa nói lên phương pháp tu tập nhưng nào ngờ các con có tu tập chỗ nào đâu, cứ phóng dật lung tung thưa hỏi những điều vớ vẩn, nên ngậm im miệng lại để nó mốc meo thì may ra chứng đạo. Nếu thấy tu không được, tâm phóng dật thì về trông nom con cháu, nhà cửa còn có lợi ích hơn.

“Tác ý đi, hãy tác ý đi!
Bất động, thanh thản, chẳng sầu bi.
Tác ý đi, còn lo chi nữa.
Giải thoát đây rồi, tác ý đi!”

Buông xuống tất cả các pháp tức là vượt qua nhân quả, xin các con hãy ghi nhớ khắc trong lòng mà cố gắng tu tập buông xả. Đừng nên mượn cớ này có khác để hỏi Thầy là các con bị tâm mình lừa gạt phá hạnh độc cư để thỏa mãn tâm phóng dật.
Một lần nữa Thầy xin nhắc lại các con buông xuống tất cả thì ngay liền Tâm Bất động, đó là giải thoát của Phật Giáo. Bất Động là vượt qua nhân quả các con có hiểu chưa?

ĐỨC NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN VÀ BẰNG LÒNG

1) Sống biết nhẫn nhục:
Đa số mọi người chịu nhẫn nhục nén lòng (ức chế tâm) khi thấy mình yếu kém hơn, nhỏ con hơn, yếu thế hơn, … Nhưng nhẫn nhục như vậy là nén lòng, tuy nhẫn nhục nhưng trong lòng vẫn bực tức sân giận. Còn người biết sống thương yêu nhẫn nhục, họ nhẫn nhục vì thương yêu mình, thương yêu người.
Họ nghĩ rằng khi ai đánh mình, chửi mình, nói xấu, chê bai, chỉ trích mình, hiếp đáp, đe dọa mình,… thì mình im lặng, im lặng để không có sự cãi cọ đôi bên, gây thêm thù hận, cãi cọ sẽ làm cho đôi bên tức giận dẫn đến chửi nhau, đánh nhau, sẽ có người bị thương tích, rồi bị mời lên công an, ra tòa, mất thời gian, rồi bực tức suốt đời, ăn không ngon, ngủ không yên,… Nếu phản ứng lại sẽ còn làm cho người giận hơn, thù hơn,…
Do hiểu rõ tác hại như vậy mà mình sống yêu thương nhẫn nhục. Đó là mình thường yêu giúp cho người kia bớt đi lòng thù hận, bực tức. Đức này là Đức Thương yêu Nhẫn nhục.  
2) Sống biết tùy thuận:
Sống biết bỏ cái tôi đi, bỏ cái thói quen luôn cho mình đúng, luôn bảo vệ ý kiến của mình. Con người ai cũng bị kẹt vào cái tôi này mà đánh mất lòng thương yêu hằng ngày cả trăm ngàn cơ hội. Càng lớn tuổi, cái tôi càng lớn, càng học nhiều, đọc nhiều, kinh nghiệm nhiều thì cái tôi càng lớn. Không muốn lắng nghe ai, không biết nhường nhịn ai, luôn thấy lỗi người khác, ai nói trái ý mình thì lên tiếng ngay bảo vệ ý kiến của mình cho bằng được. Chính vì vậy mà đánh mất lòng thương yêu.
Nếu biết áp dụng đức tùy thuận thì chúng ta sẽ làm cho người khác vui. Đó là biết sống có yêu thương, bởi vì ai cũng muốn đúng, mình tùy thuận nghe theo, làm theo ý của người đó là mình làm cho người vui, người vui thì mình vui chứ sao. Đức này là Đức Tùy Thuận.
Sống biết tùy thuận là sống làm theo ý kiến, lời nói, yêu cầu hay hành động của người khác. Ai cũng luôn cho mình đúng, cái của mình bao giờ cũng tốt, cũng ngon, cũng nhất, cũng hay hơn,… cho nên ai nói, hay làm trái ý thì giận hoặc liền ngay đó nói lên ý của mình ngay và bảo vệ ý đó.
Ngay chỗ này thì con người đã đánh mất lòng thương yêu. Vì khi bị ai nói trái ý thì ai cũng giận, cũng tự ái cả, mình cũng vậy thì người khác cũng vậy. Do vậy chúng ta hãy bỏ cái tôi xuống và tùy thuận theo ý của người khác là chúng ta sống biết thương yêu.
Ví dụ: Khi đến nhà người khác ăn thì mở miệng chê là món ăn này mặn, lạt, cay, chua, ngọt quá, đánh giá đủ thứ,… Mỗi người do đặc tướng khác nhau cho nên cái lưỡi cũng là đúng nhất. Người ta bỏ hàng giờ ra nấu ăn, trổ hết tài ra, sử dụng mọi thứ ngon nhất để nấu, nêm nếm ngon vừa miệng họ, đặt tình thương của họ vào trong món ăn. Vậy mà mình vì cái tính kiêu ngạo, quen miệng chê bai khi thấy trái ý một chút đã làm cho người khác buồn. Người hay chê bai như vậy lần sau chắc không được mời đến ăn nữa.
Người như vậy ít bạn, thường sống cô đơn vì không ai muốn gần. Đức này là Đức Tùy Thuận.       
3) Đức bằng lòng:
 Luôn luôn vui vẻ bằng lòng với mọi lời nói, việc làm và suy nghĩ của người khác, không còn cố chấp vào ý nghĩ của mình là đúng nữa mà chỉ biết sống tùy thuận vào người khác. Lấy niềm vui và hạnh phúc của người làm niềm vui của mình. Đó là Đức Bằng Lòng.
(Xem kỹ hơn ở phần cuối)

ĐỨC LY SÂN

Sống không mang lòng bực tức sân giận ai. Ai sống với tâm thương yêu rộng lớn sẽ không bao giờ giận. Chỉ vì chưa sống thương yêu cho nên tâm hay giận khi bị trái ý, bị bất toại nguyện bị lừa gạt, bị chửi mắng oan ức, bị đánh… Chỉ có lòng thương yêu mới giúp chúng ta không còn giận nữa. Đây là Đức Ly Sân.
Sống thiểu dục tri túc thì ít muốn, do ít muốn cho nên sẽ giảm được lòng tham và sân giận rất nhiều. Bởi vì con người luôn bị chi phối bởi ngũ dục như ăn, ngủ, sắc, danh và lợi. Năm dục là 5 ông chủ thường xuyên sai sử con người chạy theo làm nô lệ cho chúng. Nếu có gì không thỏa mãn được cho 5 ông chủ này thì tâm sẽ sân giận ngay. Do đó chúng ta phải kiên trì dũng cảm đánh bại 5 ông chủ này để giải phóng cho dân tộc mình.
Ai hiểu rõ lý vô thường của cuộc sống thì sẽ không bao giờ sân giận, vì tất cả mọi pháp đều vô thường, thay đổi, nay như thế này, một lát sẽ khác, tâm mình lúc này là như vầy, lát sau lại khác,..v..v. thay đổi và thay đổi liên tục. Do vậy đâu có cái gì là của mình đâu mà giận.
Sống chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Không bao giờ đổ lỗi cho ai, chỉ luôn quán xét tâm mình để truy ra gốc của mọi sân giận là do mình, do mình thiếu cẩn thận, hay do mình tham lam,… thì sẽ không bao giờ giận.
Sống với tâm bố thí, sẵn sàng chia sẻ mọi thứ cho người khác, giúp đỡ mọi người từ vật chất, tiền bạc, thời gian, công sức, sự hiểu biết, lời nói thương yêu,... Khi sống được với tâm bố thí thì bạn sẽ thấy mình luôn thương yêu mọi người, thông cảm với nỗi khổ của cuộc đời, không muốn làm hại ai, chỉ muốn mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người. (Xem thêm phần Đức bố thí ở trang 19).
Luôn quán xét mọi cơn giận của mình để thấy mình làm khổ mình, khổ người. Thấy được sự nguy hiểm của cơn sân giận mang đến những tai hại nào cho mình và cho người. Rồi tự trạch ra câu tác ý để luôn nhắc tâm mỗi ngày hay trong lúc cơn sân giận nổi lên. Ví dụ: “Sân giận cút đi, quán từ bỏ tâm sân giận”. Pháp nhắc tâm là 1 pháp không thể thiếu được. Do nhắc tâm mỗi ngày mà tâm mình sẽ nhạy bén với cơn sân, đến khi thuần thục thì tự nó hiện ra khi tâm sân khởi lên.
Kế đó nhắc tâm “Hãy luôn thương yêu và tha thứ” thì sau này bạn sẽ thấy tại sao tâm mình luôn thương yêu và tha thứ mọi người, đồng cảm với mọi người, giàu lòng yêu thương, không muốn làm, nói hay suy nghĩ một điều gì xấu về ai, chỉ có thương yêu và tha thứ.
Hãy học cách thương yêu và tha thứ từ con vật, con vật mà mình thương yêu được thì con người mình sao không thương yêu phải không các bạn?
Các bạn hãy đọc bài “Thương yêu và tha thứ” đề trau dồi lòng thương yêu bao la rộng lớn.

ĐỨC HIẾU SINH

Sống không phân biệt thân sơ:
Mình đối xử với người thân như thế nào thì hãy đối xứ với người ngoài như vậy. Nếu mình sẵn lòng cho người thân chiếc xe, ngôi nhà hay những gì mình yêu thích nhất thì hãy sẵn lòng cho người ngoài như vậy.
Hãy thương yêu người ngoài như người mẹ thương yêu con một của mình. Do thương yêu ai cũng như con một của mình thì người đó sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc dù người con ruột không bên cạnh, vì lúc đó người mẹ không cảm thấy cô đơn, mà biết rằng còn có nhiều người con khác bên cạnh.
Người tu hành là người có tâm thương yêu rộng lớn, họ sống không chỉ có thương yêu người thân mà còn cả mọi người và loài vật có sự sống trên hành tinh này. Tình thương yêu của họ không còn ích kỷ hẹp hòi cá nhân nữa mà mở rộng thương yêu bình đẳng không phân biệt thân sơ. Họ hy sinh đời sống cá nhân riêng tư để yêu thương phục vụ cho mọi người trên thế gian này, họ từ bỏ cuộc sống gia đình, đem tình thương của mình trải rộng ra thương yêu tất cả mọi người.
Tất cả mọi người trên thế gian này đều đang khổ, dù đó là người giàu có. Chỉ khi hiểu và sống đúng đạo đức biết thương yêu nhau thì mới giúp mọi người hết khổ. Chính đời sống thiện sẽ chuyển đổi hoàn cảnh sống của mọi người. Dù cho con người có giúp nhau bằng tiền bạc vật chất, thì đó cũng chỉ là tạm thời, không thể chuyển tâm tính tham lam, sân giận, kiêu ngạo, nghi ngờ và ích kỷ của con người thành thiện được.
Chỉ khi con người ý thức, tự giác được lợi ích của đạo đức và tự nguyện biết sống thương yêu nhau, thì mới chuyển đổi được hoàn cảnh nghèo đói, thiên tai bệnh tật của họ thành ấm no, khỏe mạnh an vui và hạnh phúc. Đức này là Đức Hiếu Sinh Đa Hướng.

 ● Sống biết thương yêu sự sống của muôn loài vạn vật:
Ai cũng tham sống sợ chết. Mình cũng vậy thì mọi người hay muôn loài vạn vật. Do vậy chớ giết người, giết vật, chớ cầm cây đánh người, đánh vật, chớ buôn bán người, buôn bán vật, chớ ăn thịt người, ăn thịt các loài vật.
Mình sống biết tôn trọng sự sống của muôn loài vạn vật có sự sống khác thì mạng sống mình mới bảo tồn được, người sống được như vậy thì ít bệnh tật, tai nạn, bệnh nhẹ thì mau hết, bệnh nặng thì có người giúp đỡ và hết nhanh, không kéo dài.
Do sống không quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật khác mà loài người không ai tránh khỏi bệnh tật, kẻ liệt giường, tàn tật hay bị tai nạn cho đến hàng ngàn bệnh tật khác ngày càng nguy hiểm hơn và khó trị hơn. Nhiều người nghĩ rằng có thuốc rồi không còn sợ gì nữa, nhưng đâu ai tránh được không bệnh, không bệnh này thì có bệnh khác. Thuốc chỉ dùng để trị cái ngọn chứ đâu trị được cái gốc của bệnh tật. Cái gốc chính là ở chỗ quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật.
Quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật nên mình ăn chay. Đó là ý nghĩa cao quý và lợi ích của ăn chay. Chính vì ăn chay, không sát sinh mà chúng ta trau dồi lòng thương yêu hàng ngày, không muốn thấy sự đau khổ của muôn loài vạn vật trong chén cơm của mình. Do vậy mà chúng ta tập dần thói quen không muốn thấy ai khổ, không muốn làm ai khổ qua từng hành động lời nói và suy nghĩ hằng ngày.
Chỉ cần mỗi ngày dành ra 15 phút, hoặc trước khi đi ngủ kiểm nghiệm lại từng hành động, lời nói và suy nghĩ của mình trong ngày có làm khổ mình, khổ người hay làm khổ các loài vạn vật hay không. Nếu có thì tác ý chừa bỏ không làm, không nói, hay suy nghĩ trong tương lai nữa.
Chỉ cần như vậy hằng ngày đều đặn sẽ tập một thói quen tốt, và khi đã thuần thục thì tâm luôn bất động thanh thản, an lạc, vô sự một cách kỳ lạ tự nhiên. Đó là tâm của kẻ sống thiện, tâm của kẻ sống trên thiên đàng, niết bàn. Không còn tham, sân, si, kiêu mạn, nghi ngờ nữa mà chỉ có sống yêu thương. Đức này là ĐỨC HIẾU SINH.
* Đi đường thấy cây đinh, vỏ chuối thì lượm lên không nên bỏ đinh hay vỏ chuối ra đường cũng là sống thương yêu, biết lo nghĩ đến người khác. Đây là Đức Hiếu Sinh.
* Đừng mang chuyện lo lắng, buồn bực từ nơi công sở hay bên ngoài về nhà. Đức này là Đức Hiếu Sinh.
* Nhận lỗi thay người khác. Gánh tội hay cái sai dùm người. Có một quản đốc tên Gary xưởng dệt rất hay, tuy là một chức vị nhỏ nhưng ông yêu thương công nhân của mình như con. Lần đó một thanh niên trẻ tên Tom vừa được nhận vào làm chưa quen việc nên làm chậm hơn và ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của cả dây chuyền. Giám đốc mời ông Gary lên hỏi thì ông Gary chỉ nhận lỗi mình, không hề nhắc đến tên Tom trước mặt Giám đốc. Khi ai sống với lòng thương yêu chân thật thì hành động sống của họ thật giản dị và cao thượng tuyệt vời. Đức này là Đức Hiếu Sinh.
* Sống biết dũng cảm cứu người, cứu vật khi người gặp hoạn nạn như cháy nhà, bị nước cuốn trôi hoặc cứu con ếch đang bị con rắn cắn, cứu vớt các loài thú rơi xuống nước,..v…v. Đức này là Đức Hiếu Sinh Dũng Cảm.
* Sống biết lắng nghe, biết kiên nhẫn lắng nghe người khác tâm sự, giúp cho người khác trút hết mọi phiền não, tức giận, hay lắng nghe sự chia sẻ những gì người khác thích. Đừng cắt ngang câu chuyện, viện cớ bỏ đi hay có chuyện khác phải làm. Đừng sợ mất thời gian quý báu của mình mà hay nghĩ rằng đây là thời gian để yêu thương. Lắng nghe là yêu thương. Đức này là Đức Hiếu Sinh Lắng Nghe.
* Sống biết thương yêu kẻ thù, người ghét mình, người ăn hiếp mình, người hại mình,… Khi có cơ hội giúp họ thì mình giúp ngay. Đó là sống yêu thương, chỉ có lòng yêu thương mới hàn gắn lại lòng thù hận, lòng ganh ghét,… của người khác. Đức này là Đức Hiếu Sinh Tha Thứ.
* Sống biết thương yêu nhưng người tội phạm. Ví dụ khi có ai muốn vào nhà lấy vật gì của mình mà mình biết được thì mình hãy bình tĩnh nói rằng nếu bạn đói thì hãy lấy cơm ăn, nếu bạn cần tiền thì hãy lấy tiền mà xài. Tiền, cơm,… mất có thể kiếm lại được, chứ lòng thương yêu mất thì không thể kiếm lại được đâu.
Chỉ khi mình rèn luyện lòng thương yêu hằng ngày bằng pháp như lý tác ý (tự kỷ ám thị) thì dần dần lòng thương yêu rộng lớn, khi lòng thương yêu rộng lớn rồi thì sẽ không còn sân hận hay sợ hãi ai, kể cả có ai đó giết mình mà mình chỉ biết thương yêu họ chứ không bao giờ giận họ.
Khi chưa thuần thục thì hãy tác ý nhắc tâm hằng ngày những gì mình sống chưa biết yêu thương. Ví dụ: nhắc tâm “Hãy sống thương yêu người ăn trộm, kẻ cướp hay người đánh giết mình”; “Hãy sống luôn biết chia sẻ mọi thứ mà người khác thích”;… Đức này là Đức Hiếu Sinh Ly Tham.
* Sống biết cho đi hạnh phúc của mình. Đây là một việc khó, nhưng khó mà làm được thì người đó là phi thường. Chỉ đơn giản một điều là mình hiểu được ý nghĩa của cuộc sống này chính là “Đem niềm vui hạnh phúc đến cho mình, cho người khác và muôn loài vạn vật khác”.
Người biết sống yêu thương hiểu rằng khi thấy ai hạnh phúc thì mình mừng vui, lấy niềm vui hạnh phúc của người làm niềm vui hạnh phúc cho mình. Đó là Phương châm sống của họ.
Ví dụ: Một người mẹ có đứa con trai một, khi thấy người vợ mới cưới của con trai làm cho con trai hạnh phúc vui vẻ thì người mẹ cũng mừng vui hạnh phúc. Cũng vậy, khi một người có vợ hay chồng có bạn đời khác thì người đó cũng nên vui mình, vì có người đem lại hạnh phúc và niềm vui đến cho vợ hay chồng của mình. Mình thấy vợ hay chồng của mình hạnh phúc thì mình vui chứ sao lại buồn.
Mục đích sống của mình là thấy người mình yêu thương hạnh phúc như người mẹ thấy con trai mình hạnh phúc thì vui, chứ đâu có ghen với người con dâu. Do “thấy người mình thương yêu hạnh phúc thì mình mừng vui” chứ sao lại ghen với người kia. Đôi khi người ta bị hiểu lầm về tình yêu nam nữ như một tình yêu chiếm hữu, sau khi cưới là của nhau, không còn của ai khác nữa. Chỉ muốn là của riêng mình.
Chính vì do hiểu như vậy mà thay vì có thể sống thương yêu thì con người biến lòng thương yêu thành sự thù hận suốt đời không quên được. Có người biết cách sống thương yêu còn tìm gặp người bạn của vợ hay chồng mình nói lời cám ơn đã giúp cho vợ hay chồng minh vui, hay có người vợ mua hoa cho chồng đem tặng cho cô bạn mới.
Người biết làm như vậy là người biết cho đi hạnh phúc của mình. Đó là cách sống biết thương yêu. Chỉ có người sống có lòng thương yêu thì mới làm được những điều phi thường này, còn chưa hiểu và chưa biết sống thương yêu thì chỉ nuôi lòng thù hận, đánh mất lòng thương yêu suốt đời. Đức này là Đức thương yêu hy sinh.
* Sống với tâm bình đẳng, không phân biệt nam nữ, người tu sĩ nam hay tu sĩ nữ, già hay trẻ, người tu hay không tu, sang hay hèn, giàu hay nghèo, có học thức hay thiếu học, có tôn giáo hay không có tôn giáo, bình đẳng giữa các tôn giáo với nhau, dân thành thị hay nông thôn, màu da, cùng dân tộc hay khác dân tộc, loài người hay thú vật, chủ và tớ,…
Người ta kêu gọi sự tự do bình đẳng, nhưng người ta không có lòng yêu thương thì sự tự do bình đẳng đó không bao giờ có. Ở Ấn Độ thời Đức Phật, Ngài đã nhận để tử tên Chiêm Đà La, là một người hốt phân thuộc giai cấp cùng định hạ liệt, ông Chiêm Đà La đã tu chứng đạo trong vòng một tuần. Đức Phật muốn chứng minh cho những người thuộc giai cấp khác thấy ông Chiêm Đà La cũng là con người như bao nhiêu người khác có thể tu chứng đạo.
Bình đẳng ở đây là bình đẳng sự sống, ai có sự sống thì đều được xem như nhau. Con người vì tự xem mình là thông minh, cho nên đánh mất tình thương, không biết quý trọng sự sống của muôn loài, thường gây chiến tranh và giết hại hàng triệu loài vật hàng ngày. Họ chỉ biết lấy mạnh hiếp yếu, nhưng đâu ngờ trong vũ trụ này vẫn có bàn tay nhân quả công bằng.
Bệnh tật, thiên tai động đất, sóng thần, lũ lụt, dịch bệnh, v.v… mỗi lần xảy ra đã và đang cướp đi hàng trăm ngàn sinh mệnh. Đó là những lời cảnh báo cho con người biết nên sống tôn trọng sự sống của nhau.
Chiến tranh không thể giải quyết mọi xung đột, hận thù diệt hận thù đời này không thể có, chỉ có lòng thương yêu sự sống mới xóa được hận thù mà thôi. Chỉ có mỗi con người tự giác biết sống thương yêu và quí trọng sự sống của nhau thì hòa bình mới có. Chiến tranh do con người mà ra, hòa bình chỉ có khi con người từ bỏ lòng tham lam và sân hận của mình. Đức này là Đức hiếu sinh bình đẳng tôn trọng.

ĐỨC KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI

Chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Chúa cũng có dạy: “Lỗi tại ta mọi đàng” là ý nghĩa này. Con người thường huân tập thói quen hễ chuyện gì xãy ra đều hay đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi hoàn cảnh, chứ ít ai kiểm soát lại mình để thấy lỗi mình. Người thấy lỗi mình là người biết sống thương yêu.
Ngay khi thấy lỗi người là đã đánh mất lòng thương yêu. Không có lửa, sao có khói; không có nhân sao có quả. Mọi việc xảy ra đều do nhân quả. Mình đã từng nói xấu người thì ngày nay mình bị người khác nói xấu, chửi mắng lại. Mọi người nghĩ rằng hôm nay mình cứ nói xấu ai cũng được, họ có nghe đâu mà sợ, nhưng không phải vậy đâu, trong thiên nhiên có một quy luật nhân quả rất công bằng, không ai trốn được những hành động xấu của mình.
Phải có quy luật nhân quả công bằng như vậy thì con người mới sợ. Còn không biết có một quy luật công bằng như thế thì con người sẽ luôn bị cái tâm nham hiểm, mánh khóe lừa gạt, sẽ tìm cách mua chuộc tội lỗi hay hành động ác của mình bằng cách đi xưng tội, sám hối, mua chuộc Thần Thánh Trời Phật, cầu nguyện Thần Thánh Trời Phật tha tội.
Nếu không có quy luật công bằng nhân quả này thì cả thế gian này sẽ loạn, vì con người rất tham lam ác độc, sẽ làm việc xấu ác rồi đi tới tôn giáo của mình xin tha tội. Do vậy khi hiểu rõ đó là nhân quả do mình đã từng nói xấu ai đó cho nên hôm nay bị người khác nói xấu lại dù đó là lời nói oan. Mình hiểu như vậy cho nên mình thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Do vậy mà không để lời qua tiếng lại. Mình nhẫn nhục im lặng. Đó là mình sống biết yêu thương. Đức này là Đức thấy lỗi mình.

ĐỨC KHÔNG NGHI NGỜ

Luôn có ý nghĩ rằng mọi người là người tốt, người thiện, người lành. Không ai xấu cả. Đừng nghi ngờ xấu ai cả. Khi nghĩ xấu về ai, nghi ngờ ai là mình đã đánh mất lòng thương yêu. Dù ai đó xấu mình cũng không nên nghĩ xấu về người đó hoài được. Bởi vì khi ai đó sai, nhận ra được cái sai và sửa thì họ đã là người tốt rồi.
Không có cái gì trên đời này là cố định cả, tất cả đều thay đổi. Do biết vậy mà mình luôn nghĩ tốt về mọi người, bây giờ họ xấu, ác, lừa đảo, lợi dụng mình, nhưng một giây sau có thể trở thành người tốt khi họ biết sửa sai, chỉ 1 giây nhận ra cái sai và quyết từ bỏ cái sai thì 1 giây sau người đó đã trở thành người tốt. Đức này là Đức không nghi ngờ.
Trong gia đình dù mất bất cứ vật gì cùng không nên nghi ngờ xấu cho ai. Lựa lời mà hỏi, biết ai cần thì vui vẻ cho ngay từ cây kim, đồng hồ, cái gối, hay giấy tờ, quyển sách. Đây là Đức không nghi ngờ buông xả.

ĐỨC THIỂU DỤC TRI TÚC

Sống biết đủ: Khi biết đủ thì con người sống sẽ có thời gian nghĩ đến người khác; biết giúp đỡ và cho đi những gì mình có, mình dư; sống không keo kiệt, bủn xỉn; không tham lam tích trữ, để dành hoặc gom góp mọi thứ về riêng cho mình. Cách sống biết chia sẻ là cách diệt lòng ích kỷ, bủn xỉn, hẹp hòi. Đức này là Đức Thiểu Dục Tri Túc.
Ví dụ:
+ Chỉ cần vài bộ quần áo là đủ, nhà ở đủ che mưa, che nắng, không cần rộng lớn làm chi, tiền bạc đủ dùng…v…v.
+ Sống biết hài lòng với cuộc sống, mời bạn đọc câu chuyện sau:
Một người chủ giàu có nhìn thấy một người thợ câu cá đang nằm lười biếng cạnh thuyền câu, miệng ngậm tẩu thuốc. “Tại sao anh không làm việc” người chủ hỏi.
“Vì tôi đã câu đủ cho hôm nay rồi” người thợ trả lời.
“Thế tại sao anh không câu thêm vài con nữa?”
“Câu thêm thì tôi sẽ làm gì với chúng?”
“Anh có thể kiếm thêm tiền.” Người chủ nói, “Với số tiền đó, anh có thể mua một động cơ mới cho chiếc thuyền của mình, rồi đi đánh cá ở vùng biển xa hơn. Anh sẽ đánh bắt được nhiều cá hơn và kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Sau đó anh có thể mua thêm một chiếc thuyền nữa, thuê một đội đánh bắt đi theo mình. Và anh sẽ trở nên giàu có giống như tôi”
“Và khi đó tôi sẽ làm gì?”
“Anh có thể thảnh thơi, tận hưởng cuộc sống, làm những gì mà anh yêu thích.”
“Vậy, ông nghĩ tôi đang làm gì đây?” người thợ câu ngước nhìn và hỏi.

ĐỨC KHIÊM TỐN

Khiêm tốn là một đức hạnh không làm khổ mình, khổ người, luôn mang niềm vui hạnh phúc đến cho chính mình và mọi người, giúp tâm hồn thanh thản, an lạc, vô sự.
Đức khiêm tốn thường thể hiện qua từng hành động, lời nói và suy nghĩ không khoe khoang hay nói:
1. Những gì mình biết, mình giỏi (nấu ăn giỏi, chuyên môn, …)
2. Những gì mình có (của cải, sự giàu sang từ cái nhà, chiếc xe, quần áo model nhất, thức ăn ngon, vật dụng điện tử mới nhất, cho tới những vật dụng nhỏ nhất trong nhà).
3. Những gì mình đã đạt được, đã làm được (đã học xong bằng tiến sĩ, vừa mới ráp được một hệ thống chống trộm,…)
4. Những gì mình hiểu (lời dạy của Phật, của Chúa, của vị nào đó, của ai đó,…)
5. Về những bằng cấp, chứng chỉ, bằng khen, huy chương,…
6. Về những việc làm tốt, việc làm từ thiện, những việc giúp người, giúp thú vật, giúp thành phố bằng cách bỏ thời gian, công sức, trí tuệ, tiền của, vật chất hay những lời khuyên,…
7. Về những quan hệ của mình với những người có danh, có thế lực, nổi tiếng, giàu sang hay có đức trọng,…
8. Về cái đẹp, cái thông minh, sự giàu sang, sự hiểu biết hay học thức, cái tài, gia đình, dòng họ, dân tộc, đất nước của mình.
9. Không thổi phồng hoặc tự đánh giá cao về mình.
 Ngoài ra những người khiêm tốn còn:
1. Không tham gia vào những trò thi đấu hơn thua, tranh tài.
2. Không tham gia vào những nơi đông đúc, ồn náo mà chỉ thích sống một mình, trầm lặng tư duy về cuộc sống thiện ác để tránh xa điều ác, tăng trưởng điều thiện.
3. Tránh xa những người giàu có, có thế lực, có uy quyền, …
4. Làm việc gì cũng không cần ai khen, chỉ biết làm tốt, làm cho xong việc và rất cẩn thận.
5. Làm theo ý kiến, yêu cầu, đề nghị của người khác để người vui, mình vui. Không bao giờ làm theo ý mình, cho ý mình là hay là đúng nhất,…
6. Luôn thưa hỏi người khác trước khi làm việc gì mà không tự ý làm theo ý của mình.
7. Ai nói gì, khen hay chê, nói tốt hay xấu, nói về người khác thì người khiêm tốn đều im lặng không bình luận đúng sai, phải trái.
8. Không nhiều chuyện phân tích chuyện của người, chuyện đời, chuyện kinh tế, chính trị của xã hội,…
9. Không tự nói lên ý kiến của mình mà chỉ trả lời những gì người khác hỏi.
10. Ăn mặc giản dị, gọn gàng sạch sẽ.
11. Sống đơn giản, không cầu kỳ, khoa trương ta cũng có thứ này thứ nọ như mọi người, không chạy theo vật chất thế gian, không chạy theo cách sống của người khác. Họ sống rất thiểu dục tri túc, không ăn xài phung phí, biết suy nghĩ tính toán, tư duy kỹ trước khi làm điều gì.
12. Biết lắng nghe người khác, không chú trọng “cái tôi”, mà biết quan tâm đến vấn đề của người khác.
13. Luôn không ngừng học hỏi những cái hay của mọi người xung quanh, chứ không bó chặt vào những gì mình biết.
14. Luôn nhìn thấy lỗi mình, không nhìn lỗi người.
15. Luôn sống cung kính và tôn trọng mọi người dù là một em bé, người nhỏ tuổi, người nghèo hèn, người hầu, người không quen biết, phụ nữ, người tàn tật, người tội phạm, người bị xã hội ruồng bỏ.
16. Luôn nhường nhịn, nhún nhường người khác như nhường cho người khác làm trước, nói trước, đứng trước, nằm trước, ăn trước, nghỉ trước, ngồi trước, nói chung là nhường quyền ưu tiên cho người khác kể cả nhường giải thưởng, vị trí cao nhất, chức vụ cao, quyền hành, bổng lộc cho người. Nhường nhịn những gì ngon nhất, đẹp nhất, hay nhất, tốt nhất, tiện nhất, phù hợp nhất,… cho người.
17. Luôn mong mọi người chỉ lỗi cho, chỉ chỗ sai, chỉ cái xấu của mình để sửa đổi thành tốt hơn.
18. Luôn tự đánh giá về những gì mình làm là chưa hoàn hảo, chưa toàn diện, chưa đủ, chưa chất lượng, chưa tốt. Do vậy mà luôn muốn lắng nghe mọi người góp ý kiến sửa đổi để tốt hơn.
19. Khi thưa hỏi thì dùng danh từ lịch sự như “Kính thưa,…”
20. Không so sánh mình với bất kỳ ai, hơn kém hay bằng người.
21. Người khiêm tốn sống để phục vụ người, mang lợi ích đến cho người chứ không phải mong rằng sống để người khác phục vụ mình hay nhớ ơn mình.
22. Người khiêm tốn luôn sống ly dục ly ác pháp, vì nếu không biết sống ly dục thì sẽ bị ác pháp chi phối, ác pháp chi phối thì tâm tham sân si mạn nghi đều đầy đủ và lộ ra ngoài.
23. Khiêm tốn thừa nhận sự thiếu khiêm tốn của mình.
Tóm lại khiêm tốn là một đức hạnh diệt ngã xả tâm, giúp cho tâm hồn thanh thản an lạc và vô sự, người khiêm tốn:
* Không khoe khoang,
* Không đề cao bản thân,
* Không cần tạo ấn tượng với ai,
* Không tỏ ra mình hơn người khác,
* Không cần lôi kéo sự chú ý của ai về mình,
* Không bao giờ tự mãn về những điều mình có, mình đạt được hay mình biết, mà luôn mở lòng học hỏi, trau dồi từng lời nói, hành động, suy nghĩ và từng cử chỉ nhỏ nhặt.
* Luôn sống cung kính và tôn trọng mọi người.
* Luôn biết nhún nhường chứ không tranh dành.
* Luôn nhìn thấy lỗi mình, không nhìn lỗi người.
Lòng khiêm tốn dễ đưa mọi người đến gần nhau, làm lan tỏa mối thân thiện giữa môi trường làm việc cũng như trong quan hệ bằng hữu, tình yêu, giao tiếp, ngoại giao, ...

ĐỨC LY THAM

Khi thấy của rơi thì hoặc để yên đó để người đánh rơi quy lại tìm thấy, hoặc nhặt lên mang đến công an, hoặc tự mình mang lại cho chủ, không tham lấy 1 vật gì dù đó là một vali tiền. Khi tự tay mình đem trả thì không nhận phần thưởng nào. Đó chính là mình sống thật với lòng thương yêu. Đức này là Đức Ly Tham.
(Xem thêm phần Ngũ Giới)

ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH

ĐẠO ĐỨC THƯƠNG MÌNH

Hiện giờ ai cũng xác định mình thương mình, nhưng thương như thế nào thì cũng chẳng ai biết. Trên thực tế mọi người thường làm khổ mình, hại mình, chứ không thương mình.
Mọi người đều luôn nghĩ rằng: mình thương mình và thương mình nhiều nhất. Nhưng vì chính thương mình nhiều nhất mà lại làm khổ mình nhiều nhất. Làm khổ mình nhiều nhất chỉ vì thương mình mà không biết cách thương mình như thế nào cho đúng, nên tự làm khổ mình, vì thế, chúng tôi bảo: “Con người đang sống hiện tại là đang sống trong điên đảo tình, điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo kiến..v…v..”
Bởi vậy, mọi người đang sống trong điên đảo, vô mình, ngu si mà không biết, tự làm khổ mình mà không hay. Cứ nghĩ rằng: Con người là trí tuệ, là thông minh, thường khám phá và phát minh ra những điều chưa từng biết, những vật chưa từng có, để nâng cao trình độ hiểu biết của con người, để phục vụ đời sống vật chất của con người ngày càng đầy đủ hơn, nhưng cũng vì thế với những điều này mà con người càng khổ thêm. Cho nên chúng tôi khẳng định: “Cái trí tuệ thông minh của con người là cái vô minh để đưa con người vào sự khổ đau tận cùng trong cuộc sống và có thể đi vào chỗ chết trong sự văn minh ấy.” Vì thế, con người đang sống một đời sống vô đạo đức đối với mình mà không biết.
Thương mình như thế nào? Mọi người ai cũng không hiểu rõ, họ thường hiểu một cách lờ mờ lầm lạc, hiểu thương mình bằng một cách quá nông cạn, quá hời hợt.
Thương mình mà có việc gì trái ý nghịch lòng lại tức giận liền. Tức giận ngay liền là một sự khổ đau, là một điều vô đạo đức với mình. Biết vậy, thế mà không ai tránh khỏi, không ai ngăn chặn được lòng tự ái của mình. Cho nên, càng thương mình, lại càng tức giận hơn, lại càng làm khổ mình hơn. Phải không hỡi các bạn?
Thương mình có nghĩa là bảo vệ mình, khi bị ai xâm phạm danh dự, tài sản thì phải chống trả lại. Nhưng chống trả bằng cách nào ???
Chưa ai biết cách thức chống trả như thế nào mà không làm khổ mình, khổ người. Chống trả mọi nghịch cảnh mà không làm khổ mình, khổ người thì mới thật sự là Đạo Đức Nhân Bản – Nhân quả.
Ở đời thương mình bằng cách ai động đến mình là ăn thua đủ, có nghĩa người ta chửi mắng mình, thì mình chửi mắng lại người ta; người ta đánh mình, thì mình đánh lại người ta…
Mình không chịu thua ai hết, đó là mình thương mình? Thương mình như vậy ai cũng làm được và làm một cách dễ dàng. Nhưng thương mình theo kiểu đó thì chính mình làm hại mình, làm khổ mình thêm, chứ không phải thương mình chút nào cả. Cách thức thương mình như trên là cách thức chịu ảnh hưởng của người xưa cho đến ngày nay.
Theo quan niệm này, từ xưa đến nay an cũng cho hành động như vậy là thương mình; như vậy là bảo vệ mình, là đúng. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng: đó là một quan niệm sai lầm, hết sức sai lầm; một quan niệm sai lầm đã trở thành một nếp sống, một nếp sống đau khổ, vô đạo đức, khó bỏ. Vì quan niệm sai lầm như vậy đã thành một thói quen, nên hễ có những việc gì xảy ra đụng đến danh, lợi của họ là có sự tức giận, phiền não, la hét, thù oán, đánh nhau… Đánh nhau không lại người thì tự cào xé cơ thể mình để gây thương tích, hầu làm chứng cớ vu oan người khác để thưa kiện. Có khi quá căm tức nhưng vì sức yếu thế cô, nên tự sát mình, vv… để chứng tỏ mình trả đũa bằng cách mình thương mình, thương mình hơn ai hết.
Thưa các bạn! Hành động ăn thua đủ trả đũa đủ như vậy có đúng là mình thương mình không? Các bạn hãy trả lời đi!
Xin thưa các bạn! Còn theo quan niệm Đạo Đức Nhân Bản – Nhân quả thì: “Hành động thương mình như kể trên là không đúng các bạn ạ!”
Thương mình theo kiểu này là làm khổ mình, làm hại mình. Làm khổ mình, làm hại mình tức là vô đạo đức với mình. Có phải vậy không hỡi các bạn?
Thương mình mà làm khổ mình, biến mình trở thành như một con thú vật ngu si, một người điên khùng, có khi đi đến tự sát mình. Một con người tự làm khổ mình đến tận cùng như vậy thì có nghĩa lý gì? Đạo lý làm gì nữa. Phải không hỡi các bạn?
Lời nói của chúng tôi trên đây có thể đụng chạm rất nhiều người, nhưng chúng tôi không thể nói khác được. Nói thẳng, nói thật, nói để giúp cho mọi người nhận thấy được những thói quen sai trái, ngu ngốc của mình đối với mình. Từ nhận thấy được thới quen tức giận là thói quen sai trái của mình, để rồi mới cố gắng khắc phục tâm mình, để tâm mình trở thành thói quan không sân hận, tức giận nữa. Khi tâm không sân hận tức giận tức là đã trở thành người tốt đối với mình. Khi mình là người tốt đối với mình thì mình mới là người tốt đối với mọi người.
Tóm lại sống có đạo đức thương mình thì không nên có những hành động trả đũa như trên. Vì những hành động trả đũa như trên là những hành động không thương mình, là vô đạo đức với mình; là làm khổ mình, là làm hại mình, vv…

“Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có”
Lấy sự oán ghét, hận thù, chửi mắng, đánh đập lẫn nhau mà dẹp sự oán ghét, thù hận, chửi mắng, đánh đập lẫn nhau thì làm sao dẹp được. Phải không hỡi các bạn?
Muốn sống có đạo đức thương mình, thì phải có lòng thương sự sống của mọi người và thương sự sống của muôn loài:

“Từ bi diệt hận thù
Là định luật thiên thu”
Lời Thích Ca Mâu Ni.
Đúng vậy, hãy lấy lòng thương yêu, sự tha thứ, đức nhẫn nhục, tính tùy thuận, hạnh sống buông xả đói với những người đang oán ghét, đang thù hận mình, đang chửi mắng và đang đánh đập mình, đang mạ nhục và đang cố tâm muốn giết chết mình, vv… Chỉ có những đức tính trên đây mới hóa giải và tiêu diệt được hận thù và tất cả các ác pháp.
Có sống đúng như vậy mới thấy đời sống cao thượng mà người đời ít ai nghĩ đến. Lối sống an lạc, hạnh phúc cho mình, cho người rất là tuyệt vời. Một lối sống xưa nay ít ai làm được, một lối sống đầy tình thương yêu mình và mọi người, một lối sống cao quý của con người thật là người mà không ai ngờ.
Bốn câu kệ trên đây của Thích Ca Mâu Ni dạy con người thể hiện một đời sống đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Lời dạy này thật là hy hữu, tuyệt vời.

ĐỨC TỪ TÂM

Người có tính hay “sân” là người thiếu “đức từ tâm” với mình, với người. Người có tính hay sân là người hay giận dữ. Người giận dữ gương mặt đỏ bừng lên hoặc tái xanh, miệng thì la hét, chửi mắng, nói lời thô lỗ, cộc cằn, tay chân múa máy, đạp phá, gầm hét, kêu khóc lồng lộn như con thú dữ. Đánh đập vào mình mà không thấy đau nhức, thậm chí họ còn lấy thuốc độc uống; hoặc lấy dây thắt cổ, hoặc nhảy xuống sông, xuống giếng, xuống ao, hoặc lấy dao tự đâm mình để tự tử, vv… Những hành động trên là những hành động thiếu đạo đức, kém văn hóa với mình, với người, mà trong đời này không ai tránh khỏi. Phải không hỡi các bạn?
Trong cơn giận dữ họ đã làm khổ họ đủ mọi điều. Họ hành hạ xác thân và tâm hồn họ đau khổ tận cùng. Thật là kinh khủng, khiếp đảm, ghê sợ, vv…
Trong lúc giận dữ trí tuệ minh mẫn sáng suốt của họ không còn, họ giống như một người điên khùng, một người mất trí, họ làm bất cứ một việc gì, bất cần ác thiện, tù tội, bất cần xấu hổ, tội lỗi; bất cần đạo đức đúng sai, phải trái; bất cần bản thân họ khổ đau, hay sống chết ra sao, vv… Họ chỉ còn biết làm mọi cách để thỏa mãn cơn giận dữ trong họ mà thôi. Thật là dại dột!
Khi trông thấy một người đang cơn giận dữ, họ đã làm cho họ đau khổ bằng mọi cách; họ không thương họ chút nào, họ vô trách nhiệm với bản thân họ; họ đang giày vò sự sống… Thấy người, nghĩ mình, khi gặp trường hợp này đối với bàn thân mình, mình phải làm như thế nào để thóat khỏi cảnh khổ đau này?
Chúng ta hãy suy nghĩ gì về thân phận của mình? Hay chúng ta cũng giận dữ như họ?
Nếu giận dữ như họ thì chúng ta có khác gì họ đâu! Phải không hỡi các bạn?
Thấy xe trước lọt hố mà xe sau không tránh là quá ngu si. Biết vậy sao các bạn không tránh mà cứ đi dẫm lên vết xe cũ như vậy? Tránh, chắc ai cũng muốn, nhưng tránh bằng cách nào bây giờ? Làm sao tránh?
Chắc chắn cơn giận dữ thì ai cũng giống như ai. Nhưng chúng ta phải làm gì khác hơn, để thoát ra khỏi mọi sự tự hành hạ khổ đau cho chính mình. Muốn thoát ra khỏi mọi sự đau khổ ấy, duy nhất chúng ta chỉ có sống đúng đạo đức Nhân Bản – Nhân quả.
Từ xưa đến nay, mọi người đều cứ rập khuôn theo sự tự hành hạ thân tâm mình trong cơn giận dữ, mà không tìm phương cách gì để thoát ra.
Ông, cha giận dữ thì con cháu sau này cũng vậy. Cha truyền con nối sự nghiệp khổ đau này mãi mãi không bao giờ dứt. Mặc dù thời đại chúng ta là thời đại khoa học văn minh, thời đại mà kiến thức được phổ cập đến từng lớp con người, nhưng bản chất giận dữ của con người cũng không thay đổi, vẫn như ngày xưa, như khi con người mới có mặt trên hành tinh này. Xem chừng như con người thời nay còn giận dữ hơn con người ngày xưa nữa.
Và như vậy chúng ta có thể xác định: Trên thế gian này dù những người vô học, dốt nát như con thú vật, cho đến những người có học thức cao sâu; có trình độ văn hóa như các nhà thơ, nhà văn, nhà báo..v..v…; có địa vị cao nhất trong xã hội như vua chúa, quan chức, có hiểu biết rộng rãi như những nhà bác học, nhưng người nghiên cứu sưu tầm, phát minh mọi đề tài vật chất đề phục vụ đời sống con người đầy đủ tiện nghi, nhưng họ không tránh khỏi cơn giận của họ. Mà không tránh khỏi cơn sân thì họ cũng chỉ là ngươi thiếu đạo đức với chính bản thân họ. Đã thiếu đạo đức với chính mình thì đừng bảo rằng mình sẽ có đạo đức với ai. Phải không hỡi các bạn?
Thấy người giận dữ, chúng ta xót xa và thương cảm cho họ, nhưng cũng thương cảm cho chính bản thân mình, rồi đây mình cũng như họ, cũng sân hận như vậy, mình cũng thiếu đạo đức với chính mình; mình cũng là người làm cho mình khổ như họ vậy.
Nếu đạo đức nhân bản – nhân quả trên thế gian này chưa có ai xây dựng và lập nên, vì thế con người chưa hiểu biết “ĐẠO ĐỨC TỪ TÂM” là như thế nào? Vì không hiểu biết đạo đức từ tâm nên loài người trên thế gian này thường sống vô đạo đức với mình, thường làm khổ mình, khổ người như trên chúng tôi đã nói.
Từ sự hiểu biết điên đảo tình của loài người, vì thế người ta vô tình sống thiếu đạo đức với mình, nên đã tạo ra biết bao nhiêu nỗi thống khổ của kiếp làm người và làm ảnh hưởng xấu cho mọi người xung quanh trong hiện tại, từ người này đến người khác, truyền thừa về tương lai từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Tóm lại, người biết thương mình thì không nên giận, dữ, giận dữ là làm khổ mình. Người giận dữ không khác gì là một con thú vật, một người mất trí khùng điên. Xin các bạn nên lưu ý điều này và cố gắng giữ gìn đừng nên giân dữ. Muốn được như vậy thì các bạn hãy tập luyện đức thương mình. Tức là “ĐỨC TỪ TÂM”.

RÈN LUYỆN ĐỨC TỪ TÂM

Muốn rèn luyện Đức từ tâm thì chúng ta thường tập quan sát mọi sự sống trên hành tinh này, từ những loài thảo mộc cỏ cây cho đến những loài động vật, từ con vật lớn đến con vật nhỏ.
Chúng ta biết rằng: không có loài vật nào là không muốn sống cho đến những cây cỏ cũng còn muốn sống huống là những loài động vật. Phải không hỡi các bạn?
Quan sát muôn loài vật, rồi suy tư về mình, mình cũng muốn sống như muôn loài vật khác. Vì thế, muôn loài vạn vật đều có một tâm niệm muốn sống. Vậy chúng ta thương sự sống của mình thì cũng hãy thương sự sống của muôn loài vật khác. Bởi vì, “Mọi vật đều ước muốn có một sự sống như nhau” phải không hỡi các bạn?
Có thương nhau chúng ta mới dễ tha thứ cho nhau; có thương nhau chúng ta mới không làm khổ cho nhau; có thương nhau chúng ta mới không cướp lấy sự sống của nhau; có thương nhau chúng ta mới không chà đạp lên sự sống của nhau; có thương nhau chúng ta mới không dùng lời nói hung dữ, không nói xấu nhau, không có lừa đảo dối gạt nhau; có thương nhau làm sao nỡ nhẫn tâm ăn thịt nhau. Phải không hỡi các bạn?
Mấu chốt đem lại sự bình an và hạnh phúc cho muôn loài vạn vật trên hành tinh này là Đức Từ Tâm.
Đức Từ Tâm sẽ giúp cho chúng ta khắc phục được tâm giận dữ, khiến cho chúng ta không còn giận hờn phiền não, đau khổ, vv… Nói chung là không còn làm khổ mình, khổ người nữa. Muốn được như vậy chỉ cần quan sát và tư duy về sự sống của mọi loài, từ đó lòng yêu thương chân thật nơi đức từ tâm của chúng ta lưu xuất. Khi đức từ tâm lưu xuất thì các đối tượng nghịch ý trái lòng sẽ không còn là nghịch ý trái lòng nữa. Từ nơi Đức từ tâm nó sẽ hóa giải mọi sự khổ đau, mọi oan trái, mọi thù hận trong lòng của mọi người; từ nơi Đức từ tâm đem lại cho mọi người một tâm hồn thanh thản, an lạc, một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc biết chia sẻ ngọt bùi, cay đắng, vv…
Đứng trước mọi sự việc xảy ra nghịch ý, trái lòng mà không giận dữ, buồn phiền đau khổ, thì đó là mình đã thực hiện được đạo đức không làm khổ mình. Muốn được vậy thì các bạn hàng ngày phải thực hiện sống với lòng yêu thương mọi sự sống của muôn loài. Có yêu thương mọi sự sống của muôn loài thì các bạn mới dễ dàng tha thứ cho những người đã làm bạn buồn phiền, tức giận, đau khổ, vv… Còn nếu không làm được vậy thì bạn khó lòng mà sống không làm khổ bạn.
Muốn thực hiện sống đời đạo đức thương yêu ấy thì các bạn cần phải có sự suy nghĩ chân chính.
Suy nghĩ về đối tượng làm khổ bạn:
Khi người ấy dùng lời nói chửi mắng hay có những hành động làm khổ bạn, thì bạn nên suy nghĩ: “Họ là những người đã làm khổ đau họ trước khi họ chửi mắng và đau khổ bạn.”, “Họ là những người vô đạo đức với họ, họ là những người khùng điên, những người ngu si”. Khi suy từ như vậy bạn có cần giận hờn họ để làm gì. Phải không hỡi các bạn?
Do lòng oán ghét, tức giận bạn, họ không kham nhẫn, không chịu đựng được, nên mới tìm bạn chửi mắng hoặc đánh bạn cho đã cơn giận, tức là làm cho hết cơn khổ đau tức tối trong lòng. Bạn cứ suy nghĩ lại đó có phải đúng như vậy không?
Khi một người oán ghét, tức giận một người khác thì người ấy là người đang chịu khổ đau đầu tiên; là người ôm giữ ác pháp vào lòng; là người sống trong điên đảo tình (nếu vì con cái, người thân của họ… mà làm cho họ phiền muồn, tức giân); điên đảo tâm (nếu vì của cải vật chất nhà cửa, ruộng đất… mà sinh ra buồn phiền, tức giận); điên đảo kiến (nếu vì ý kiến, ý thức hệ bất đồng giữa họ và các bạn, vv…). Người điên đảo như vậy là người đáng thương, sao ta lại ghét họ?
Một người đang sống trong điên đảo tình, điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo kiến, họ là người đang sống trong khổ đau tận cùng. Người như vậy là kẻ đáng thương hơn là đáng ghét như chúng tôi đã nói ở trên. Phải không hỡi các bạn?
Người ta đang sống trong điên đảo, đang mất trí điên khùng mà ghét giận họ có đúng không? Ghét giận những người như vậy làm gì cho mệt xác, phải không hỡi các bạn?
Tại sao câu này chúng tôi lập đi lập lại nhiều như vậy? Có tư duy nhiều lần như vậy trong đầu óc chúng ta, thì nội lực sân hận trong ta mới tan biến như mây khói. Nếu không chịu khó tư duy nhiều lần như vậy thì đời đời kiếp kiếp ta sẽ làm khổ cho ta, mà ta khó giải quyết được cái sân trong ta, nó đã tích lũy từ vô lượng kiếp.
Người ta đang sống trong đau khổ thì mình phải thương chứ sao! Khi suy nghĩ quán xét biết họ là người đang đau khổ như vậy, thì chúng ta còn phiền não tức giận họ nữa không?
Nếu tư duy đúng như vậy là chúng ta thóat khổ, chúng ta thoát khổ là chúng ta biết thương mình, không làm hại mình. Một sự cần hiểu biết đơn sơ như vậy đã hóa giải được tâm chúng ta không đau khổ, đó là một hành động hiểu biết sống về đạo đức thương mình. Đạo đức thương mình rất đơn giản các bạn ạ! Chỉ cần có hiểu đúng nhân quả là đã biến chúng ta thành người có đạo đức cao thượng.
Một người đang giận dữ chửi mắng chúng ta, chúng ta biết ngay họ là người đang đau khổ, biết như vậy thì chúng ta có tức giận buồn phiền họ không? Khi chúng ta hiểu biết như vậy thì không tức giận buồn phiền họ mà còn thương xót họ.
Sự thương xót như vậy là “Đạo đức Từ tâm”. Đức từ tâm xuất phát từ sự tư duy chân chính, nên từ nơi sự hiểu biết khổ đau của người khác như thật, nên tự nơi sự hiểu biết chân thật đó phát khởi lòng thương yêu người đang chửi mắng mình, người thù hận mình một cách chân thật, chứ không phải thương yêu một cách giả vờ để nén tâm chịu đựng sự bực tức trong mình.
Nếu con người muốn có tâm hồn bình an, yên ổn, không còn giận hờn phiền não, khổ đau thì phải sống đúng đạo đức từ tâm. Đạo đức từ tâm tức là LÒNG THƯƠNG YÊU MÌNH.
Muốn thương yêu mình thì phải có lòng yêu thương người. Thương yêu người bằng sự tư duy chân chính, đó là để thương mình, để giúp mình thoát ra mọi sự đau khổ, chứ không phải thương yêu người trong tà tư duy, trong tình cảm mù quáng để bị người lợi dụng mình làm danh, làm lợi, làm tình, làm tay sai, làm vật hy sinh cho họ và để cuối cùng mình phải gánh chịu mọi thứ khổ đau. Thương người như vậy là thương trong ngu si, không trí tuệ, không chân chính tư duy, không suy nghĩ đúng đắn.
Đạo đức nhân bản – nhân quả làm người không chấp nhận mình làm vật hy sinh cho người khác, mặc dù mình tự nguyện. Hy sinh cho người khác tức là tự mình chịu nhận lấy sự khổ đau thay cho người khác.
Cuộc đời của chúng ta ví như có 4 người vợ.
Người vợ thứ tư ví như cơ thể của chúng ta. Dù cho bạn bỏ ra bao nhiêu công sức và thời gian để tô điểm, làm đẹp thì nó vẫn rời xa bạn khi bạn qua đời.
Người vợ thứ ba ví như là của cải, tài sản, địa vị khi ta mất đi, tất cả sẽ được chuyển sang người khác.
Người vợ thứ hai ví như gia đình và bạn bè của chúng ta. Cho dù yêu quý và thân thiết cỡ nào thì điều tốt nhất họ có thể làm là đưa tiễn ta đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Còn người vợ thứ nhất ví như chính Tâm Nghiệp Lực (thói quen) của chúng ta. Tâm nghiệp lực thường bị phó mặc khi bạn theo đuổi sự giàu sang, quyền lực và những ham muốn đời thường. Nhưng tâm nghiệp lực chính là người duy nhất sẽ theo bạn đến bất cứ một nơi nào.
Bởi vậy Đạo đức thương mình là thương Tâm nghiệp lực của mình, đừng phó mặc cho tâm nghiệp lực của chúng ta ra sao mặc kệ, mà hãy thương nó thật sự các bạn ạ! Thương nó thì phải chịu khó rèn luyện sửa sai từng chút, thương nó thì đừng làm khổ nó, phải giúp nó luôn sống trong thiện pháp. Chính nó có sống được trong thiện pháp thì nó mới được an ổn, yên vui. Và như vậy chúng ta mới không làm khổ nó, mới thương yêu nó.

ĐỨC BI TÂM

Muốn thực hiện đạo đức làm người để không làm khổ mình khổ người mà không rèn luyện Đức Bi tâm thì chúng ta cảm thấy như còn thiếu sót một hành động cao thượng nào đó mà một người có đạo đức ko thể bỏ qua được. Vậy đức Bi Tâm nghĩa là như thế nào?
Đức Bi Tâm là chữ Hán Việt có nghĩa là lòng thương yêu tha thiết nhiệt tình với sự sống của muôn loài. Nếu chỉ định nghĩa suông như vậy, chúng tôi e rằng các bạn sẽ hiểu sai và đánh mất ý nghĩa của 3 chữ đạo đức này.
Đức Bi Tâm có nghĩa là mội hành động của các bạn bao giờ cũng vuốt ve, an ủi và xoa dịu những vết thương đau của chúng sinh từ loài thảo mộc đến loài động vật khiến cho mọi loài đang sống trên hành tinh này đều được bình an, yên ổn.
Đức Bi Tâm còn có ý nghĩa nữa là bạn luôn luôn nhìn và suy nghĩ về mọi sự việc và về mọi đối tượng đều trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Nếu còn một chút ác pháp, như đất trong móng tay bạn, thì đó chưa phải là Đức Bi Tâm.
Bây giờ bạn đã hiểu được Đức Bi Tâm, chỉ còn biết cách áp dụng vào đời sống của các bạn thì đó là các bạn sống có đạo đức với mình.
Khi áp dụng vào đời sống thì Đức Bi Tâm còn có nghĩa là những hành động không làm hại mình. Người có những hành động không làm hại mình là người luôn giữ gìn thân tâm bất động trước các ác pháp. Người mà tâm mình bất động trước các ác pháp là người không làm hại mình, không làm hại mình là người có Đức Bi Tâm.
Nghe lời nói trên đây sao mà ngược ngạo thế? Xưa nay chưa từng có ai dại dột mà tự làm hại mình bao giờ. Làm hại mình chỉ có người khác, chứ làm gì mình lại hại mình. Phải không hỡi các bạn?
Thưa các bạn! Chúng tôi nói trên đây là một sự thật. Vì hàng ngày chúng tôi đã từng chừng kiến hầu hết mọi người không có một người nào không tự làm hại mình. Trước khi muốn biết lời nói trên đây của chúng tôi có đúng hay không, thì cần phải hiểu biết những hành động làm hại mình như thế nào?
Một người có rất nhiều hành động tự làm hại mình mà không biết. Chính vì những hành động tự làm hại mình và biến mình thành một người vô đạo đức với mình mà không biết. Chúng vì nền đạo đức Nhân bản – Nhân quả chưa từng có ai đem ra nhắc nhở và xây dựng cho chúng ta một lối sống đạo đức. Vì thế, con người cứ mãi mê lầm lạc làm hại mình mà không biết.
Ví dụ: Một số hành động tự làm hại mình:
1. Hút thuốc lá
2. Uống rượu bia
3. Ma túy, thuốc phiện
4. Tham lam (tiền bac, vật chất, danh, sắc dục, ăn, ngủ…)
5...v…v…

(Chi tiết xin xem thêm ở Đạo Đức làm người Tập I & II )


ĐỨC NHN NHC

Tröôùc tieân moät ngöôøi muoán tu theo Phaät giaùo coøn trong chieác aùo ngöôøi cö só thì haèng ngaøy phaûi tu taäp ñöùc haïnh nhaân baûn – nhaân quaû soáng khoâng laøm khoå mình, khoå ngöôøi vaø khoå taát caû chuùng sinh.
Muoán soáng ñaïo ñöùc nhö vaäy thì neân laáy naêm ñöùc cuûa Phaät giaùo maø laøm neàn taûng cho söï soáng:
1- Ñöùc Hieáu Sinh (Khoâng saùt sinh: Gieát ngöôøi, caùc loaïi suùc vaät, coân truøng…)
2- Ñöùc Ly Tham (Khoâng troäm caép, khoâng gian tham)
3- Ñöùc Chung Thuûy (Khoâng taø daâm)
4- Ñöùc Thaønh Thaät (Khoâng noùi doái, noùi laät loïng, noùi theâu deät, noùi lôøi hung aùc)
5- Ñöùc Minh Maån (Khoâng uoáng röôïu, khoâng duøng caùc chaát kích thích)
Khi muoán soáng ñuùng ñöôïc naêm ñöùc haïnh naøy thì phaûi hoïc taäp ñeå bieát caùch soáng vôùi moïi ngöôøi baèng söï theå hieän ñöùc haïnh NHAÃN NHUÏC. Bôûi vì trong cuoäc soáng thöôøng chung ñuïng vôùi moïi ngöôøi neân coù nhieàu aùc phaùp xaûy ra. AÙc phaùp xaûy ra thöôøng mang ñeán söï khoå ñau cho loaøi ngöôøi.
Muoán ngaên chaën nhöõng söï ñau khoå naøy thì phaûi dieät tröø aùc phaùp. AÙc phaùp ñaàu tieân thì chæ coù ñöùc haïnh NHAÃN NHUÏC môùi deïp tröø ñöôïc maø thoâi. Khi aùc phaùp ñöôïc deïp tröø thì trong cuoäc soáng haèng ngaøy cuûa chuùng ta môùi coù söï bình an, yeân vui.
Trong cuoäc soáng duø gaëp muoân vaøn aùc phaùp nhö theá naøo thì ñöùc haïnh NHAÃN NHUÏC seõ giuùp cho quyù vò thoaùt ra moïi noãi khoå ñau. Vì vaäy haïnh nhaãn laø haøng ñaàu trong söï tu taäp theo Phaät giaùo, noù laø phong caùch soáng cao thöôïng hôn moïi ngöôøi, quyù vò caàn neân nhôù ñieàu ñoù.
Ngöôøi soáng vôùi ñöùc nhaãn nhuïc laø soáng khoâng laøm khoå mình, khoå ngöôøi, quyù vò coù thaáy ñieàu naøy khoâng?
Ai soáng ñöôïc vôùi ñöùc nhaãn nhuïc laø naâng cao söï soáng cuûa mình ngang haøng vôùi nhöõng Thaùnh nhaân. Bôûi vaäy muoán laøm Thaùnh maø khoâng soáng ñöôïc vôùi ñöùc nhaãn nhuïc thì khoâng theå laøm Thaùnh ñöôïc. Nhöõng baäc Thaùnh hôn ngöôøi laø nhöõng ngöôøi bieát soáng vôùi ñöùc nhaãn nhuïc, tuøy thuaän, baèng loøng.
Trong cuoäc soáng naøy neáu ai bieát soáng nhaãn nhuïc laø ngöôøi bieát soáng ñem laïi söï an vui cho mình vaø moïi ngöôøi. Vì ñöùc haïnh nhaãn nhuïc luoân luoân khoâng laøm khoå mình khoå ngöôøi.
Soáng haïnh nhaãn nhuïc nhö theá naøo?
1- Ngöôøi ta chöûi mình, mình khoâng neân chöûi laïi. Ñoù laø haïnh nhaãn nhuïc.
2- Ngöôøi ta ñaùnh mình, mình khoâng neân ñaùnh laïi. Ñoù laø haïnh nhaãn nhuïc.
3- Ngöôøi ta noùi doái khoâng thaät nhöng mình khoâng neân chænh söûa sai nhöõng ñieàu ñoù, vì chænh söûa sai nhöõng ñieàu ñoù ngöôøi ta seõ xaáu hoå sinh thuø oaùn.
4- Ngöôøi ta noùi naëng lôøi vôùi mình, nhöõng lôøi noùi thoâ loã mình khoâng neân naëng lôøi vaø duøng nhöõng lôøi noùi thoâ loã vôùi hoï. Vì duøng nhöõng lôøi noùi qua laïi nhö vaäy chaúng khaùc naøo nhö chöûi maéng nhau. Ñoù khoâng phaûi laø ñöùc haïnh nhaãn nhuïc.
5- Ngöôøi ta noùi xaáu mình nhöng mình khoâng noùi xaáu laïi. Ñoù laø ñöùc haïnh nhaãn nhuïc.
6- Ngöôøi ta hay tranh luaän hôn thua vôùi mình thì mình neân traùnh khoâng neân tranh luaän hôn thua vôùi hoï, vì tranh luaän hôn thua nhö vaäy laø thieáu ñöùc nhaãn nhuïc.
7- Ngöôøi noùi ñuùng noùi sai mình chæ bieát laøm thinh khoâng noùi ñuùng sai, noùi phaûi, noùi traùi maëc duø chuùng ta bieát raát roõ ñuùng sai phaûi traùi nhöng khoâng pheâ phaùn ai caû. Ñoù laø haïnh nhaãn nhuïc.
8- Ngöôøi ta cho mình aên caùi gì thì mình aên caùi naáy khoâng cheâ dôõ hay khen ngon. Ñoù laø haïnh nhaãn nhuïc.



ĐỨC TÙY THUẬN
 
Baûn thaân soáng ôû ñôøi ai cuõng bieát tuøy thuaän laãn nhau thì laøm sao coù söï böïc mình, töùc giaän, buoàn phieàn, khoå ñau v.v..
Gia ñình vôï choàng khoâng bieát tuøy thuaän laãn nhau thì khoâng traùnh côm khoâng laønh, canh khoâng ngoït, luùc naøo cuõng soáng trong caûnh baát an.
Xaõ hoäi moïi ngöôøi bieát tuøy thuaän nhau thì khoâng tranh ñua hôn thieät, cao thaáp, khoâng so ño giaøu ngheøo, sang heøn thì khoâng bao giôø coù xung ñoät vaø chieán tranh thì xaõ hoäi seõ coù traät töï, an ninh.
Ñöùc haïnh TUØY THUAÄN laø moät ñöùc haïnh giuùp cho loaøi ngöôøi soáng bình an yeân vui. Vì theá, noù coù moät giaù trò raát lôùn cho ñôøi soáng con ngöôøi cuøng soáng chung nhau treân haønh tinh naøy.
Duøng danh töø TUØY THUAÄN thì ngöôøi ta hieåu nghóa moät caùch lôø môø, khoâng saâu saéc baèng chuùng ta ñöa ra nhöõng haønh ñoäng cuï theå tuøy thuaän nhö:
1- Kinh saùch Ñaïi Thöøa daïy cuùng baùi caàu sieâu, caàu an. Vaäy mình cuõng neân TUØY THUAÄN tuïng nieäm caàu sieâu, caàn an ñeå quyù thaày Ñaïi Thöøa khoûi nghi ngôø, nhöng mình seõ duøng phaùp ly duïc ly baát thieän phaùp tu taäp thì coù ai bieát ñaâu.
2- Mình TUØY THUAÄN ngoài thieàn nhö caùc thaày beân Thieàn Ñoâng Ñoä, nhöng mình cöù tu theo phaùp moân cuûa Phaät daïy ly duïc ly aùc phaùp thì coù ai bieát ñaâu.
3- TUØY THUAÄN nhöng khoâng bò loâi vaøo aùc phaùp. Coù moät ngöôøi baïn môøi chuùng ta ñeán aên gioã, chuùng ta saün saøng ñeán.
Trong böõa aên doïn leân toaøn laø thöïc phaåm thòt caù, moïi ngöôøi ñeàu caàm ñuõa aên ngon laønh, chuùng ta cuõng vaäy nhöng laïi toaøn aên rau caûi chôù khoâng heà aên moät mieáng thòt naøo caû. Ñoù laø trong khi chuùng ta TUØY THUAÄN vôùi baïn beø nhöng hoï khoâng, coøn mình laø ngöôøi giöõ gìn ñöùc HIEÁU SINH.
4- Ngöôøi soáng vôùi ñöùc haïnh TUØY THUAÄN laø ngöôøi bieát soáng hoøa hôïp vôùi moïi ngöôøi maø khoâng laøm khoå mình khoå ngöôøi.
5- Ñöùc haïnh TUØY THUAÄN laø moät haønh ñoäng soáng ñaïo ñöùc trong muoân ngaøn haønh ñoäng soáng ñaïo ñöùc khaùc khoâng laøm khoå mình khoå ngöôøi vaø khoå chuùng sinh.
6- Ai soáng bieát TUØY THUAÄN laø bieát ñem laïi söï an vui cho mình cho ngöôøi trong cuoäc soáng.
7- Ngöôøi bieát soáng trong gia ñình cuõng nhö ngoaøi xaõ hoäi ñeàu phaûi laáy ñöùc TUØY THUAÄN maø soáng thì gia ñình trong aám ngoaøi eâm, coøn xaõ hoäi thì coù traät töï an ninh.
8- Trong xaõ hoäi moïi ngöôøi ai cuõng bieát soáng TUØY THUAÄN thì xaõ hoäi aáy laø thieân ñaøng.
9- Ngöôøi bieát soáng TUØY THUAÄN laø ngöôøi luoân luoân coù nuï cöôøi treân moâi, taâm hoàn hoï luùc naøo thanh thaûn, an laïc vaø thöôøng hoan hyû vôùi moïi ngöôøi.
10- Ngöôøi bieát soáng TUØY THUAÄN laø ngöôøi ít beänh taät tai naïn, cuoäc soáng
thöôøng ñöôïc an vui haïnh phuùc.
11- Bôûi vaäy ñöùc TUØY THUAÄN laø moät ñöùc haïnh cao thöôïng ñoái vôùi mình vôùi ngöôøi khoâng bao giôø laøm khoå ai.


ĐỨC BẰNG LÒNG


BAÈNG LOØNG laø moät ñöùc haïnh xaû taâm cao nhaát trong Phaät giaùo, vì coù BAÈNG LOØNG taâm môùi coù an vui. Baèng loøng töùc laø vui loøng chöù khoâng phaûi baèng maët nghóa laø vui loøng tröôùc maët maø sau löng thì khoâng vui.
BAÈNG LOØNG ôû ñaây laø vui loøng chaáp nhaän moïi yù kieán vaø vieäc laøm cuûa ngöôøikhaùc khoâng coù chuùt gì coøn chöôùng ngaïi trong loøng. Baèng loøng töùc laø chaáp nhaän vaø vui veû.
Moät ngöôøi luoân luoân giöõ gìn ñöôïc taâm BAÈNG LOØNG thì ngöôøi aáy soáng khoâng coøn chuùt gì ñau khoå trong loøng. Cho neân cuoäc soáng chung ñuïng vôùi moïi ngöôøi maø ngöôøi bieát soáng vôùi ñöùc haïnh BAÈNG LOØNG thì ngöôøi aáy khoâng coøn bò nhöõng aùc phaùp laøm ñau khoå, khoâng coøn bò caùc chöôùng ngaïi phaùp laøm khoå ñau.
Toùm laïi trong xaõ hoäi loaøi ngöôøi maø moïi ngöôøi, ai ai cuõng ñeàu bieát soáng ñoái xöû vôùi nhau baèng nhöõng haønh ñoäng thaân, mieäng, yù luoân luoân theå hieän ñöùc haïnh: NHAÃN NHUÏC, TUØY THUAÄN vaø BAÈNG LOØNG thì theá gian naøy yeân vui vaø haïnh phuùc bieát bao!!!
Thaáy bieát roõ ba ñöùc haïnh NHAÃN NHUÏC, TUØY THUAÄN vaø BAÈNG LOØNG naøy seõ ñem laïi söï lôïi ích raát lôùn cho loaøi ngöôøi. Cho neân chuùng toâi thöôøng öôùc nguyeän sao cho moïi ngöôøi, thaáu hieåu söï soáng cuûa moïi ngöôøi raát quyù baùu voâ cuøng, öôùc mong moïi ngöôøi haõy vì söï soáng chung nhau treân haønh tinh naøy maø dieät tröø loøng ích kyû nhoû heïp cuûa mình ñeå soáng vì moïi ngöôøi, soáng vì moïi ngöôøi khoâng phaûi laø lôøi noùi suoâng maø baèng caû haønh ñoäng.
Soáng vì moïi ngöôøi laø soáng vì söï soáng cuûa mình vaø cuûa nhöõng ngöôøi khaùc ñeå cuøng nhau xaây döïng moät xaõ hoäi bình an, yeân oån baèng tình thöông cho nhau chaân thaät.
Ba ñöùc haïnh naøy laø ba ñöùc haïnh cuûa ngöôøi taïi gia, xin quyù vò coá ghi khaéc trong tim, vì nhöõng lôøi daïy naøy laø ñeå cho nhöõng ngöôøi taïi gia coù moät loái soáng cao thöôïng, soáng vì yeâu thöông mình vaø moïi ngöôøi.
Ñaïo Phaät laø moät toân giaùo daïy ñaïo ñöùc cho con ngöôøi, soáng nhö theá naøo ñeå ñöôïc bình an, yeân vui vaø haïnh phuùc, chôù khoâng phaûi daïy thaàn thoâng bieán hoùa taøng hình keâu möa, goïi gioù v.v.. maø cuõng khoâng phaûi daïy caàu cuùng, tuïng kinh, nieäm chuù hoaëc nieäm Phaät caàu tha löïc. Cho neân muïc ñích cuûa ñaïo Phaät ra ñôøi laø daïy cho con ngöôøi soáng sao cho xöùng ñaùng laøm con ngöôøi, nhaát laø nhöõng ngöôøi coøn soáng taïi gia ñình, phaûi ñoái xöû vôùi oâng baø, cha meï, coâ baùc, anh chò em v.v.. nhö theá naøo ñeå khoâng laøm khoå mình khoå ngöôøi vaø chuùng sinh. Töùc laø phaûi bieát ñem söï soáng ñaïo ñöùc hoøa hôïp cuøng moïi ngöôøi, phaûi bieát nhaãn nhuïc, tuyø thuaän vaø baèng loøng trong moïi nghòch caûnh.
 Coøn rieâng phaàn ngöôøi xuaát gia thì haõy xem phaàn tieáp noái daïy sau ñaây chuùng toâi seõ giaûng daïy töøng phaùp moân tu taäp oai nghi chaùnh haïnh trong giai ñoaïn môùi baét ñaàu töø ngöôøi taïi gia ra khoûi nhaø theá tuïc ñeå roài trôû thaønh ngöôøi xuaát gia.
Bôûi vaäy baét ñaàu vaøo chuøa tröôùc khi xin xuaát gia thì phaûi tu hoïc phaùp naøo tröôùc, phaùp naøo sau. Trong khi ñoù phaûi ñöôïc moät vò thaày tu chöùng ñaïo höôùng daãn vaø phaûi coá gaéng sieâng naêng laàn löôït tu taäp.
 Tu taäp phaûi ñaït keát quaû ôû phaùp naøy xong thì môùi tu taäp ôû phaùp khaùc, neáu chöa coù keát quaû thì tu taäp chöøng naøo coù keát quaû roài môùi tu taäp phaùp moân cao hôn. Veà giôùi luaät cuõng vaäy, khi giôùi luaät ñöùc haïnh naøy giöõ troïn veïn thì môùi giöõ gìn giôùi luaät ñöùc haïnh khaùc, chöù khoâng phaûi oâm ñoàm taát caû giôùi luaät maø giôùi naøo cuõng vi phaïm. Phaùp tu taäp cuõng vaäy, phaùp naøo phaûi tu cho xong phaùp naáy chôù khoâng phaûiphaùp naøo cuõng tu taäp. Phaùp naøo cuõng tu taäp laø tu taäp chung chung. Tu nhö vaäy chaúng coù keát quaû gì raát uoång coâng tu taäp maø coøn phí thôøi gian voâ ích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét