Thứ Tư, 25 tháng 10, 2023

BÁT CHÁNH ĐẠO - Sư Giác Nguyên

 BÁT CHÁNH ĐẠO

1️⃣ CHÁNH KIẾN: Là Trí tuệ hiểu được Bốn Đế.
2️⃣ CHÁNH TƯ DUY
👉 Ly dục: Có nghĩa là không ý niệm tham thích gì hết.
👉 Vô sân: Có nghĩa là không bất mãn gì hết.
👉 Bất hại: Có nghĩa là không nhiễu hại, không gây tổn thương cho ai hết.
3️⃣ CHÁNH NGỮ
👉 Chánh ngữ hiện tượng: Là nói lời lành, không nói lời vô ích cho mình cho người, không nói lời tổn thương ai.
👉 Chánh ngữ bản chất: Là bằng tâm trạng nào mà ta không nói dối được, không nói lời ác độc, tổn thương người khác, không nói lời phù phiếm vô ích, phiếm luận, không nói lời gây chia rẽ ai.
4️⃣ CHÁNH NGHIỆP
👉 Chánh nghiệp hiện tượng: Là không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.
👉 Chánh nghiệp bản chất: Là tâm trạng nào giúp mình tránh được không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.
5️⃣ CHÁNH MẠNG
👉 Chánh mạng hiện tượng: Là không kiếm sống bằng những nghề nghiệp sinh kế bất thiện hại mình hại người.
👉 Chánh mạng bản chất: Là tâm trạng nào giúp mình chọn sinh kế lương thiện.
6️⃣ CHÁNH TINH TẤN
👉 Theo A Tỳ Đàm là tâm sở cần, siêng năng.
👉 Theo tạng kinh là chánh cần, và chánh cần là chánh cần hiện tượng và chánh cần bản chất.
Chánh cần hiện tượng là: Thận, Trừ, Tu, Bảo
- Thận cần: Nỗ lực ngăn cái ác chưa có.
- Trừ cần: Nỗ lực trừ cái ác đang có, đã có.
- Tu cần: Nỗ lực gầy dựng cái thiện đã có.
- Bảo cần: Nỗ lực duy trì cái thiện đã có.
Chánh cần bản chất là tâm sở cần, trạng thái nỗ lực, siêng năng, không lui sụt, không bỏ cuộc, không buông xuôi.
7️⃣ CHÁNH NIỆM
👉 Chánh niệm bản chất: Là khả năng ghi nhớ không quên mình, làm gì biết cái đó, không buông xuôi thực tại, từng khoảnh khắc thực tại đều được, ghi nhận một cách kịp thời.
👉 Chánh niệm hiện tượng: Là chánh niệm trong pháp môn Tứ Niệm Xứ. Biết rõ đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, nằm biết là nằm, ăn uống biết là ăn uống, co duỗi biết là co duỗi biết rõ, tiêu tiểu biết rõ là tiêu tiểu, ăn uống, nhai nuốt, mặc áo, cởi áo…
8️⃣ CHÁNH ĐỊNH
👉 Chánh định bản chất chỉ là tâm sở định.
👉 Chánh định hiện tượng: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
Sư Giác Nguyên giảng
(Tóm tắt bài giảng của Sư Toại Khanh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét