Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

QUÁ TRÌNH TU TẬP GIẢI THOÁT


QUÁ TRÌNH TU TẬP GIẢI THOÁT
(Áp dụng cho người cư sĩ).


A. PHÁP TU CHO NGƯỜI CƯ SĨ

Người cư sĩ cần phải thực hành các pháp sau đây:

I/ Thông suốt những điều cần thông suốt

1- Lý Vô thường, Vô ngã, Khổ.
2- Tứ Diệu Đế - Bát Chánh Đạo.
3- Thập Nhị Nhân Duyên.

II/ Dứt bỏ những điều cần dứt bỏ

* Dứt bỏ 6 nghề ác:

1- Săn bắn.
2- Chài lưới.
3- Buôn bán thịt sống.
4- Buôn bán thịt chín.
5- Buôn bán chất say nghiện.
6- Buôn bán người.

* Giữ gìn Ngũ giới:

1- Không sát sinh.
2- Không trộm cắp.
3- Không tà dâm.
4- Không nói dối.
5- Không uống rượu.

II/ Trau dồi những điều cần trau dồi

* 3 Đức:

1- Nhẫn nhục.
2- Tùy thuận.
3- Bằng lòng.

* 4 Tâm vô lượng:

1- Từ.
2- Bi.
3- Hỉ.
4- Xả.

IV/ Tu tập những điều cần tu tập

* 3 Hạnh:

1- Không ăn phi thời.
2- Không ngủ phi thời.
3- Sống độc cư.

* Tứ Chánh Cần

1- Ngăn ác.
2- Diệt ác.
3- Sinh thiện.
4- Tăng trưởng thiện.

* Như Lý Tác Ý.

* Hàng tháng Thọ Bát Quan Trai một vài ngày.

B. BỐN CỬA VÀO ĐẠO

1. Cửa Vô minh

1.1- Triển khai tri kiến giải thoát.
1.2- Thông suốt giới luật đức hạnh, nhân quả.

2. Cửa Lục nhập

2.1- Độc cư, phòng hộ 6 căn.
2.2- Như lý tác ý.

3. Cửa Thọ

3.1- Giữ tâm bất động.
3.2- Định niệm hơi thở.

* Cách cắt đứt cơn đau bệnh:

"Khi thân đang đau bệnh nhức nhói khó chịu thì lúc bấy giờ chúng ta cắt đứt XÚC không cho thân và ý thức XÚC CHẠM nhau thì ngay đó cơn đau nhức nơi thân sẽ chấm dứt. Muốn cho thân và ý thức không XÚC CHẠM nhau thì phải tu tập tâm luôn luôn ở trong trạng thái tâm BẤT ĐỘNG. Có tu tập được như vậy chúng ta mới làm chủ được bệnh". (Trưởng lão Thích Thông Lạc).

"Diệt duyên CẢM THỌ có hai phương pháp:

1- Tâm BẤT ĐỘNG.
2- An trú tâm trong HƠI THỞ.

Pháp tu tập tâm BẤT ĐỘNG đã dạy ở trên, còn dưới đây là phương pháp AN TRÚ TÂM TRONG HƠI THỞ. Muốn thoát ra mọi sự khổ đau của cuộc đời thì phải đoạn trừ DUYÊN THỌ. Đoạn trừ DUYÊN THỌ thì phải tập AN TRÚ TÂM TRONG HƠI THỞ, theo phương pháp Định Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Cứ tu đề mục này trong nửa tháng hoặc một tháng để thân an trú được trong hơi thở thì lúc bấy giờ thân có cảm thọ khổ là liền dùng phương pháp này đối trị đẩy lui cảm thọ ra khỏi thân ngay tức khắc".

"...Muốn diệt duyên CẢM THỌ chúng ta là người phải có đầy đủ ý chí và nghị lực". (Trưởng lão Thích Thông Lạc).

4. Cửa Sinh

4.1- Xuất gia.
4.2- Thực hành đời sống 3 y 1 bát.

Khi thông suốt về 12 nhân duyên thì ta sẽ thấy con người ở hiện tại là con người do 12 nhân duyên hợp lại mà thành, sinh ra một chuỗi khổ đau mà không phải do mình cũng không phải do người khác tạo nên. Khi đó nếu còn nghĩ tôi trong quá khứ là ai, tôi ở hiện tại là ai, tôi trong tương lai sẽ là ai thì đó là cách nghĩ trong tưởng, cách nghĩ vô minh.

* Cách phá hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng

"Muốn phá hôn trầm, thùy miên và loạn tưởng thì chỉ có tu tập pháp THÂN HÀNH NIỆM. Pháp môn THÂN HÀNH NIỆM là một pháp môn tuyệt trần chuyên môn phá hôn trầm, thùy miên và loạn tưởng. Nhờ có tu tập pháp môn này thì ngồi lại chúng ta mới thấy tâm BẤT ĐỘNG". (Trưởng lão Thích Thông Lạc).

* Rèn sức Tỉnh giác

Rèn sức Tỉnh giác bằng pháp đi kinh hành và pháp Như lý tác ý kết hợp với giữ gìn Giới luật để làm chủ các ác pháp và các cảm thọ.

*** Lời khuyên quý giá của Đức Phật:

“Này các tỳ kheo! Với pháp được Ta khéo thuyết, hiện thị, hiện lộ các buộc ràng được cắt đoạn. Chắc chắn dù chỉ còn lại da, gân và xương trên thân; dù thịt máu trở thành khô cạn, mong rằng tinh tấn lực, sẽ được kiên trì để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu lực, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng. Và như vậy toàn bộ khổ uẩn này bị đoạn diệt”. (Lời của Đức Phật).

"Khi quyết tâm tu tập để làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì hãy nhìn vào thân tâm của mình để làm chủ nó, nếu nó làm sai hay làm đúng thì chúng ta đều biết liền. Biết sai thì ngăn chặn lại không làm theo; biết đúng thì tăng trưởng và làm theo cho thân tâm mỗi ngày một tốt hơn. Nhờ chúng ta biết tập sống như vậy nên từ chỗ sống hạ liệt trở thành thanh cao, còn nếu không biết sống như vậy thì từ sống từ cái hạ liệt sẽ mãi mãi sống trong cái hạ liệt. Cho nên đức Phật mới dạy như vậy: “SỐNG TRONG HẠ LIỆT KHÔNG THỂ CHỨNG ĐẠT CÁI CAO THƯỢNG”. Dù chúng ta muốn tu chứng đạt giải thoát mà cứ sống trong hạ liệt thì tu vô lượng kiếp cũng chẳng đi đến đâu". (Trưởng lão Thích Thông Lạc).

* Các quả tu chứng:

1. Quả Dự lưu

Đoạn trừ 3 hạ phần kiết sử sau:

- Thân kiến kiết sử.
- Hoài nghi kiết sử.
- Giới cấm thủ kiết sử.

2. Quả Nhất lai

Đoạn trừ 3 hạ phần kiết sử:

- Thân kiến kiết sử.
- Hoài nghi kiết sử.
- Giới cấm thủ kiết sử.

Muội lược:

- Tham kiết sử.
- Sân kiết sử.

3. Quả Bất lai

Đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử:

- Thân kiến kiết sử.
- Hoài nghi kiết sử.
- Giới cấm thủ kiết sử.
- Tham kiết sử.
- Sân kiết sử.

4. Quả A-la-hán.

Đoạn trừ 5 thượng phần kiết sử:

- Sắc tham kiết sử.
- Vô sắc tham kiết sử.
- Mạn kiết sử.
- Trạo cử kiết sử.
- Vô minh kiết sử.

C. KẾT LUẬN

* Bí quyết con đường tu tập giải thoát của đạo Phật là:

- Pháp Như lý tác ý.
- Sống độc cư.
- Giữ gìn tâm bất động.

*** Các câu tác ý cần nhớ:

- Các pháp là vô thường, là vô ngã, là khổ đau, không có pháp nào là mãi mãi, không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta.
- Tâm như đất, ly Tham Sân Si cho thật sạch.
- Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
- Chỉ một đời này thôi nhất định tôi phải giải thoát.

-----------

Chú thích:
"1- Nhẫn nhục là thấy lỗi mình, không thấy lỗi người, nhờ có nhẫn nhục như vậy, nên tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
2- Tùy thuận là tùy theo mọi ý kiến của người khác, nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp.
3- Bằng lòng là vui lòng trước mọi hoàn cảnh, mọi người, mọi việc nhưng không vui lòng theo những điều làm ác.
4- Ăn ngày một bữa, không ăn phi thời, đó là hạnh sống của Phật và chúng Thánh tăng.
5- Siêng năng đi kinh hành, phá hôn trầm, thùy miên và vô ký, đó là hạnh sống không mê muội, không ngủ phi thời của Phật và chúng Thánh tăng.
6- Sống độc cư, độc bộ, độc hành là phong cách sống của Phật và chúng Thánh tăng để tâm không phóng dật."

(Trích Những Bức Tâm Thư - Tập III - Trưởng lão Thích Thông Lạc).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét