Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

TẠI SAO PHẢI SỐNG PHẠM HẠNH?

 TẠI SAO PHẢI SỐNG PHẠM HẠNH?


Để mà chúng ta làm chủ sự sống chết, cái này là khó nhất. Nói vậy thôi chứ không có vậy. Mà vì một cái gì mà chúng ta phải chấp nhận sống phạm hạnh? Vì sinh tử luân hồi, vì khổ đau của kiếp người, chúng ta mới phát hạnh. Chứ đời sống mà phạm hạnh khổ lắm! Lấy gốc cây mà làm giường nằm, ăn thì đi xin từng nhà, chứ không phải là được một nhà cung cấp mình, cũng không đúng đâu. (0:26) Như đức Phật nói mà xin ăn, mà phải xin nhà cho miếng, miếng. Chứ còn mà một nhà cho đủ ăn là thấy cũng chưa phải đúng đâu. Cho nên, thí dụ bữa nay nhà này cấp đủ ăn bữa nay, nó cũng chưa đúng cái hạnh đâu. Ờ, lại chỗ này họ cho chén cơm, lại kia họ cho miếng muối, chỗ nọ họ cho cọng rau thì cái đó là đúng cách, là cái phạm hạnh đó. Kinh lắm chứ không phải dễ đâu. Còn y áo mà nó lành lẽ như quý sư thì không phải y phấn tảo đâu. Nghĩa là dơ bẩn mà như cái áo của Thầy như thế này ấy, rồi vá víu là đúng phấn tảo rồi. Thì các sư nên nhớ rằng hết còn có làm đẹp chỗ nào nữa hết. Chứ nhiều khi nó làm như thế này, nó còn đẹp đó, là ông sư cũng đẹp lắm ấy chứ. Còn ông sư mà bận đồ vá, đồ dơ, đồ bẩn như Thầy vầy đây, ông sư hết đẹp rồi. Thấy là hết có muốn có tình cảm gì ông sư đó nữa. Như vậy mới dễ tu đó. Chứ Phật tử nó có tình cảm, nó cung cấp thôi ăn, uống, mặc đầy đủ hết thì chắc ông sư đó chết luôn rồi. Còn nó không tình cảm, nó không cúng dường. Ông đến, thấy nó nghèo quá họ thương, họ cho để sống vậy chứ, thấy ông sư cũng thấy không ưa. Đó! Thầy nói thật sự, càng mà ăn mặc xấu. Người ta cảm tình được là thấy ông đó đẹp. Còn thấy ông đó mặc đồ bẩn thỉu, dơ dáy người ta không có cảm tình bằng cái người mà sang đẹp. Cái tình cảm con người họ đặt sai hướng. Họ chỉ có thương thôi. Thương là tại ông đó nghèo quá, không có quần áo, rách rưới, mặc đồ bẩn, thương! Thương hại đó, chứ không phải là thương thật. Còn thấy cái ông đó ăn mặc sang đẹp, cái tình cảm của họ đặt vào đấy. Cho ổng ăn cái này, giúp cho ổng cái kia nữa, ổng là Phật, đẹp! (2:19) Cho nên người ta tưởng ông Phật đẹp lắm như là cái cốt tượng, nhưng không phải. Ông Phật xấu lắm, như cái ông già lụm cụm. Ăn ngày một bữa, đâu có ăn nhiều được, đâu có mập được. Còn bộ xương không, chứ làm gì mà mập được. Thế mà ông Phật của mình như búp bê. Như đứa bé mà nó đã sổ sữa vậy, cha mẹ cho uống sữa quá tay, nó ú nù. Bởi vậy từ cái tượng Phật, nó đã hiểu lầm ông Phật rất đẹp. Thì Thầy thấy không phải, ông Phật không đẹp. Đẹp sao ông bảo: “Cạo bỏ râu tóc khoác áo cà sa?”. Là đâu còn đẹp nữa. Nghĩa là làm cho hết đẹp rồi mà, còn cái gì đẹp nữa? Thế mà bây giờ chúng ta lại sai, hiểu sai. Tưởng ông Phật đẹp lắm, nào hào quang, tướng hảo quang minh. Thầy nói cái thân này bây giờ có tướng hảo quang minh, nó cũng là một đống rác hôi thúi, chứ có gì? Phải không? Có cái thân ai mà đẹp đẽ mà gọi là nó không thơm bao giờ đâu? Bây giờ chúng ta thấy có một cái người đó đẹp thật đẹp. Nhưng mà họ nhổ nước miếng ra, họ khạc đàm ra, chúng ta thấy đẹp chỗ nào? Ghèn cháo đẹp chỗ nào? Cứt mũi nè, cứt ráy nè, chỗ nào đẹp nữa đâu?! Đâu thấy đâu có đẹp đâu! Thật sự ra, cứ hễ mang cái thân này thì không bao giờ đẹp hết. Thậm chí như có người đến đây hỏi Thầy, nghe nói: “Một người tu cái thân không có cần tắm nữa, mà nó thơm tho”. Thầy nói: Chỉ có con chồn hương hay là con chồn đèn, chồn xạ nó vậy thôi chứ. Còn không có con người mà mang cái thân này mà gọi là thơm tho nữa. Chỉ có con chồn xạ là nó thơm theo kiểu nó. Tu mà thành chồn xạ chắc Thầy không có ham đâu”. Thầy nói thẳng mà, cái thân này là cái thân hôi thúi mà, nó bẩn thỉu mà. Cái thân là do đất, nước, gió, lửa hợp lại mà, làm sao mà gọi là tu mà để cho thơm tho? Mấy người nói, cái đó là cái sai! Người ta tu là người ta ra khỏi cái thân cũng như người ta ra khỏi cái tù. Còn vầy để cho thơm tho đặng mang đi. Thầy nói thật sự, Thầy mua một lố nước thơm, một lố dầu thơm, đi đâu Thầy cũng xịt vô trong đó thì chắc là thơm dữ lắm. Thì Thầy cần gì mà Thầy phải đi tu chi cho nó cực, để mà cho cái thân nó thơm. Chỉ đem dầu thơm mà xịt cho nó cũng thơm chứ gì?

(Trích trong tài liệu chuyển ngữ " Vấn Đạo 2002" - Trưởng Lão Thích Thông Lạc)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét