BÀI KIỂM TRA CHÁNH TRI KIẾN
SỐ 2
NHÂN QUẢ THẢO MỘC
—o0o—
1 - Giải thích từ Nhân quả thảo
mộc.
2 - Hãy luận về quá trình diễn
biến về Nhân quả thảo mộc.
ĐÁP ÁN THEO DÀN BÀI
I.
DUYÊN HỢP
1. Môi
trường sống: Điều kiện thích nghi và phù hợp với từng loài (sự tương ưng duyên
hợp của nhân quả).
a.
Dưới nước.
b.
Dưới bùn lầy.
c.
Nơi ẩm thấp.
d.
Nơi đồng bằng.
e.
Trên đồi núi.
f.
…v.v…
à
Nói đến
loài thảo mộc thì chúng ta thấy từ thấp đến cao, ở trên đồi núi tới đáy biển
hay bất kỳ một nơi nào… chúng cũng thích nghi và phù hợp với môi trường chúng
hiện đang sinh sống. Điều đó cho thấy nơi nào có sự sống là nơi đó có thảo mộc.
2. Thiên
nhiên: Điều kiện tự nhiên trong vũ trụ không có nhu cầu tuyệt đối.
a. Đất:
Từ nơi ẩm ướt tới khô cằn.
b. Nước:
Từ sông ngòi đến mưa và sương mù.
c.
Gió: Một trong những phương tiện kết thành Nhân và Quả.
d. Lửa:
Nhiệt độ cần thiết trong vũ trụ để tạo thành Nhân và Quả.
à
Nguồn
cung cấp dưỡng chất để duy trì sự sống của thảo mộc, là vai trò quan trọng
không thể thiếu đối với sự sống trên hành tinh này.
3. Động
vật và côn trùng: Một trong những điều kiện hình thành nhân ban đầu.
Ngoài ra còn tạo chất dinh dưỡng
để nuôi sống thảo mộc.
4. Con
người: Sử dụng kiến thức khoa học để tạo Nhân.
à
Rất thông
minh biết cách di chuyển Nhân, tạo môi trường sống mới và chế biến nhân tạo
hoàn hảo.
II.
ĐẶC TƯỚNG
1.
Hình dạng:
a.
Sự khác biệt của nhiều loài.
b.
Sự khác biệt của cùng loài.
c.
Sự khác biệt trên cùng một cây.
d.
Sự khác biệt của nhân trên cùng một quả.
2.
Màu sắc:
a.
Sự khác biệt của nhiều loài.
b.
Sự khác biệt của cùng loài.
c.
Sự khác biệt trên cùng một cây.
d.
Sự khác biệt của nhân trong cùng một quả.
III. ĐẶC TÍNH
1.
Mùi hương:
a.
Sự khác biệt của nhiều loài.
b.
Sự khác biệt của cùng loài.
c.
Sự khác biệt trên cùng một cây.
d.
Sự khác biệt trên cùng một quả.
2.
Vị đậm nhạt:
a.
Sự khác biệt của nhiều loài.
b.
Sự khác biệt của cùng loài.
c.
Sự khác biệt trên cùng một cây.
d.
Sự khác biệt trên cùng một quả.
IV. DUYÊN CHUYỂN ĐỔI
1.
Do thiên nhiên.
2.
Do động vật và côn trùng.
à Điều kiện tự
nhiên trong vũ trụ nên duyên chuyển đổi có xấu, có tốt (không tuyệt đối)
3.
Do con người.
à
Sử dụng
kiến thức nên chuyển đổi và cải thiện tốt hơn, nhưng đôi khi cũng tạo duyên
chuyển đổi xấu hơn ban đầu.
V.
DUYÊN TAN
1.
Do duyên tan từ Nhân.
à Duyên hợp ban đầu chưa đủ (không đủ
duyên).
2. Do
thiên nhiên vũ trụ (mưa bão, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, động đất, núi lửa,…)
3. Do
úng thúi (thời gian và tuổi thọ).
4.
Do động vật và côn trùng.
à Chúng ăn, cắn phá và dẫm đạp.
5.
Do con người
à Khai thác, sử dụng và chế biến để đáp
ứng nhu cầu trong cuộc sống.
TÓM LƯỢC: Từng phần (trùng
trùng duyên sinh, muôn màu muôn vẻ, đa mùi hương vị, phương tiện chuyển đổi và
trùng trùng duyên diệt).
-
Trùng trùng
duyên sinh, duyên hợp.
-
Một Nhân cho
nhiều Quả, một Quả có nhiều Nhân.
-
Trùng trùng
duyên diệt duyên tan.
à Thảo mộc
luôn bị chi phối bởi môi trường xung quanh nên chuyển đổi không ngừng.
VI. KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm.
à - Muốn được quả thì ban đầu phải chọn
Nhân.
-
Phải thiện xảo tạo Nhân để nhận Quả (vì Nhân nào Quả nấy không sai).
--------------------------------
TRIỂN KHAI
TRI KIẾN THEO DÀN BÀI
(Minh Bảo - Lần 1)
Câu 1: Giải
thích từ Nhân quả thảo mộc:
- Nhân: là nguyên nhân (tức là nguồn giống ban đầu để đem gieo trồng). Ở
thảo mộc, nhân có nhiều dạng như: củ, quả, hạt, thân, cành, lá, vv...
- Quả: là kết quả, là thành quả
(tức là những gì thu hoạch được). Ở thảo mộc, quả có nhiều dạng tương ứng hoặc
không tương ứng với nhân như: củ, quả, hạt, thân, lá, hoa, rễ, cành, nhựa, toàn
thân, vv...
- Thảo mộc: là cỏ cây, tức chỉ cho tất cả các loài thực vật, từ loài vi sinh vật như
rong, rêu, tảo, nấm,... cho đến những loài cây cổ thụ cao lớn.
Một số ví dụ cụ thể về Nhân quả
thảo mộc:
- Loài có nhân là củ cho ra quả là toàn bộ
thân và lá như: hành, tỏi…
- Loài có nhân là củ cho ra quả là hoa: hoa
thược dược, hoa sen…
- Loài có nhân là củ cho ra quả là củ: khoai
tây, khoai lang, củ từ…
- Loài có nhân là quả cho ra quả là quả như:
dừa, cau…
- Loài có nhân là hạt cho quả là hoa và hạt:
các loại hoa cúc,…
- Loài có nhân là hạt cho quả lá thân và lá:
rau muống cạn, cải lá,…
- Loài có nhân là hạt cho quả là hạt: đỗ
tương, đỗ xanh, đỗ đen, lạc, vừng, lúa, ngô…
- Loài có nhân là hạt cho quả là quả: bầu bí,
cà chua, cam, quýt, bưởi, chanh, lê, táo, mận, mít,...
- Loài có nhân là thân cho quả là củ: khoai
lang, sắn,…
- Loài có nhân thân cho quả là thân: mía, rau
má, rau muống nước,…
- Loài có nhân là thân hay cành,
cho quả là quả (trái): cam, quýt (trong trường hợp lai giống bằng phương pháp
chiết cành, ghép thân nhân tạo).
- Loài có nhân là lá cho quả là cây: cây thuốc
bỏng, cây quỳnh,…
- Loài có nhân là quả cho quả là thân và nhựa:
mía, thông, cao su…
- v.v…
Như vậy, có loài từ một dạng nhân
cho ra một dạng quả, nhưng cũng có loài từ một dạng nhân cho nhiều dạng quả;
ngược lại cũng có loài từ nhiều dạng nhân cho ra một dạng quả. Ví dụ:
- Loài từ một dạng nhân cho ra
một dạng quả: lúa, ngô, đậu, lạc, mía, rau má, rau muống nước, vv...
- Loài từ nhiều dạng nhân cho ra
một dạng quả: cam, chanh (đúc từ hạt hoặc chiết từ thân).
- Loài từ nhiều dạng nhân cho ra nhiều dạng
quả: khoai lang (dùng cành, thân đem trồng hoặc dùng củ đúc thành cây và cho ra
củ, cành, thân, lá).
Câu 2: Hãy
luận về quá trình diễn biến về Nhân quả thảo mộc.
Đức Phật đã xác định: Tất cả các pháp (cả về vật chất lẫn phi vật chất)
trong vũ trụ này đều chịu sự chi phối và tác động biến đổi một cách thường
xuyên liên tục của quy luật vô thường và luật nhân quả. Chính sự tác động đó đã
tạo nên một thế giới muôn hình muôn vẻ của thiên nhiên, thảo mộc và loài vật
trong đó bao gồm cả con người. Bài học này giúp người học tự tư duy và triển
khai tri kiến đường đi của nhân quả thảo mộc. Từ đó làm nền tảng tư duy về
đường đi nhân quả của vũ trụ và con người.
I. DUYÊN HỢP:
1. Môi trường sống:
Thảo mộc đa dạng về chủng loại và
loài cho nên chúng cũng thích nghi và phù hợp với nhiều điều kiện và môi trường
sống khác nhau. Ví dụ:
a. Dưới nước (gồm
môi trường nước mặn - biển, nước lợ - cửa sông và nước ngọt - sông, suối, ao
hồ): có các loài rong, rêu, tảo, bèo, lúa,...
b. Bùn lầy (trong
các đầm): có các loài sen, súng, cói, bần, đước, sú vẹt, dừa nước,...
c. Nơi ẩm thấp
(trong rừng rậm, ven sông suối, ao hồ, nơi tù đọng): có các loài rêu, mốc, nấm,
cỏ dại,...
d. Nơi đồng bằng:
có các loài cỏ, cây bụi, hoa màu, cây thân gỗ, một số cây cổ thụ,...
e. Trên đồi núi: có
các loài thông, phi lao, các loại cây lấy gỗ hoặc lấy nhựa, cây thân leo, thảm
thực vật tầng thấp,...
f. Vùng hoang mạc hoặc sa
mạc khô cằn và nắng nóng: có các loài xương rồng, bao báp, một số loài
cỏ có khả năng chịu hạn cao,...
g. Vùng băng tuyết:
có các loài thông châu Âu, một số thực vật chịu lạnh,...
h. Một số loài sống cộng
sinh hoặc ký sinh trên thân các loài khác như: dây tơ hồng, cây tầm
gửi, địa y,...
i. Môi trường khác:
Một số loài cây sống bám vào tường vôi, mái nhà, các loài cây cảnh được trồng
trong nhà,... Đặc biệt có các loài phong lan chỉ bám rễ vào một vật tạm bợ nào
đó và hút chất và nước trong không khí rồi tự tổng hợp thành dưỡng chất để phát
triển.
Kết luận:
Môi trường sống là một trong
những điều kiện cơ bản để các loài thảo mộc sinh trưởng và phát triển. Môi
trường sống vốn rất phong phú và đa dạng cho nên các loài thảo mộc cũng rất
phong phú và đa dạng. Bất cứ loại môi trường nào cũng có thể phù hợp với một
hoặc nhiều loài thảo mộc khác nhau. Ngoài ra, để thích nghi với các điều kiện
môi trường sống khác nhau thì thảo mộc cũng biến đổi đa dạng để phù hợp với
nhiều loại môi trường và phát triển. Ví dụ:
- Có nhiều loài mọc thêm tay leo
(như bầu, bí, một số cây hoa dây, cây rừng, vv...) quấn chặt lấy giàn hoặc thân
cây khác để vươn lên được vững chắc.
“Nói đến loài thảo mộc thì chúng ta thấy từ thấp đến cao, ở trên đồi núi
tới đáy biển hay bất kỳ một nơi nào… chúng cũng thích nghi và phù hợp với môi
trường chúng hiện đang sinh sống. Điều đó cho thấy nơi nào có sự sống là nơi đó
có thảo mộc”.
2. Thiên nhiên:
Điều kiện tự nhiên trong vũ trụ
nói chung và trên hành tinh này nói riêng vốn không ổn định và không đồng đều giống nhau, không có sự cân bằng về tính chất, độ
ẩm, độ cao thấp, không có môi trường tuyệt đối cho sự sống.
Thiên nhiên trên trái đất gồm có 4 yếu tố hợp lại là: Đất – Nước – Không khí –
Nhiệt độ (Đất – Nước – Gió – Lửa). Đây là 4 điều kiện cần và đủ để sự
sống tồn tại và phát triển.
a. Đất:
Thành phần của đất có nhiều dạng như: đất bùn đen, đất sình
lầy, đất phù sa màu mỡ, đất thịt, đất pha cát, đất sét, đất đỏ ba-zan, đất pha
sỏi đá, đất phèn chua, đất nhiễm mặn, vv...
Đất là một trong những điều kiện chủ yếu để thảo mộc hút chất
khoáng lên đi nuôi cơ thể. Đất giúp thảo mộc mọc lên vững chắc và phát triển
cao lớn.
b. Nước:
Thành phần của nước có các loại
như: nước mặn ở biển, ở rừng ngập mặn; nước lợ ở vùng cửa sông; nước ngọt ở
sông suối, ao hồ, nước ngầm trong lòng đất. Ngoài ra còn có hơi nước trong
không khí, nước bốc hơi ở dạng mây và sương mù, nước mưa và nước đóng băng.
Nước là một thành phần quan trọng
của thảo mộc, là điều kiện để giúp thảo mộc vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi
cơ thể. Không có nước thì thảo mộc không thể phát triển được.
Ngoài ra, sự lưu chuyển của nước
từ vùng này đến vùng khác mang theo hạt giống đến những vùng miền mới, đó cũng
là một điều kiện làm đa dạng loài thảo mộc ở các vùng miền khác nhau.
c. Gió:
Thành phần của gió có các dạng:
gió nồm mang theo hơi nước, ẩm ướt, mát mẻ làm cho cây cối dễ phát triển; gió
Phơn Tây Nam khô nóng; gió mùa Đông Bắc khô hanh và lạnh buốt, vv... Gió thổi
từ nhiều hướng với cường độ mạnh nhẹ khác nhau, gió thổi theo mùa mang tính
chất khác nhau do tính chất địa lý và địa hình.
Gió có thể mang theo hạt giống
đến những vùng miền mới để sinh trưởng và phát triển.
d. Lửa:
Chủ yếu là năng lượng phát ra từ mặt trời dưới dạng nhiệt và
ánh sáng tạo nên một nhiệt độ cần thiết giúp sinh vật phát triển bình thường.
Nhiệt độ phân bố không đều theo điều kiện địa lý vùng miền. Ví dụ: ở hai cực
của trái đất (hàn đới) thì nhiệt độ quanh năm rất thấp, luôn ở mức âm;
nhiệt độ tăng dần khi đi về các vùng ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới và tới
vùng xích đạo là vùng nóng nhất (châu Phi có khi lên tới trên 40oC).
Nhiệt độ cũng phân bố không ổn định theo mùa do hoạt động của
trái đất quay quanh mặt trời với khoảng cách thay đổi khác nhau (Xuân, Hạ, Thu,
Đông). Sự thay đổi độ cao của địa hình cũng làm nhiệt độ
biến đổi. Ngoài ra, sự tác động của con người cũng làm thời tiết luôn
biến đổi (hiệu ứng nhà kính). Thực vật cũng tùy và các điều kiện thời tiết mà
phát triển hay bị diệt vong.
Kết luận:
Sự đa dạng và biến đổi phức tạp,
thường xuyên, liên tục của 4 yếu tố đất - nước - gió - lửa làm cho thảo mộc
sinh trưởng và phát triển một cách phong phú, đa dạng, đồng thời cũng có những
biến đổi bất thường (tuyệt chủng) để thích ứng với môi trường sống của chúng.
“Nguồn cung cấp dưỡng chất để duy trì sự sống của thảo mộc, là vai
trò quan trọng không thể thiếu đối với sự sống trên hành tinh này”.
3. Động vật và côn trùng:
Thảo mộc xuất hiện trên trái đất
trước các loài động vật và côn trùng một khoảng thời gian rất dài. Song về sau
thì một trong những điều kiện tiếp tục tham gia góp phần vào quá trình hình
thành nhân quả thảo mộc chính là động vật và côn trùng. Chúng ăn các dạng thực
vật ở dạng trái hay quả có chứa các hạt từ nơi này và đi đến nơi khác thải ra.
Tại đó phân của chúng làm cho đất màu mỡ, hạt giống trong những trái hay quả do
chúng đã ăn chưa bị phân hủy được thải ra và tiếp tục nẩy mầm rồi phát triển
thành cây mới tạo nên sự nhân giống tự nhiên.
Ngoài ra có những loài thảo mộc mà
trên hạt của chúng có gai hoặc móc, chúng có thể bám chặt vào lông thú và được
di chuyển đi đến một khoảng cách rất xa rồi rơi xuống và phát triển thành cây ở
đó.
Các loài côn trùng cũng tham gia vào quá
trình đa dạng loài và giúp thảo mộc sinh trưởng và phát triển như ong giúp hoa
thụ phấn...
4. Con người:
Với sự thông minh của mình, loài người không
chỉ dễ dàng đem các giống thảo mộc từ nơi này đến nơi khác mà còn dùng kiến thức
khoa học để lai tạo nhân ra rất nhiều chủng loại thảo mộc khác nhau làm cho thảo
mộc vô cùng phong phú và đa dạng về loài và chất lượng.
“Rất thông minh
biết cách di chuyển Nhân, tạo môi trường sống mới và chế biến nhân tạo hoàn
hảo”.
Kết luận:
Động vật, côn trùng và đặc biệt con người là
những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của thảo mộc, làm cho thảo mộc
phát triển đa dạng, mạnh mẽ, rộng rãi. Con người còn sử dụng các chế phẩm hóa học
như phân hóa học, phân vi sinh làm cho thảo mộc phát triển (hoặc bị tiêu diệt
thuốc diệt cỏ) hoặc sử dụng các biện pháp lai ghép, kích thích gây đột biến gen
để tạo nên những loài thảo mộc mới.
Ngoài ra, đất, nước, gió và nhiệt độ cũng là
những yếu tố làm cho thảo mộc phát triển phong phú và đa dạng.
II. ĐẶC TƯỚNG:
1. Hình dạng của thảo mộc:
Tùy theo môi trường và điều kiện sống khác
nhau mà ở các loài thảo mộc có sự khác biệt rõ ràng:
a. Sự khác biệt của nhiều loài:
- Về thân: Loài rong, tảo... do sống dưới nước
nên thân và lá thường mảnh mai, yếu đuối nhưng dẻo dai để phù hợp với môi trường
nước. Ngược lại, loài sống ở trên đồi núi cao cần phải có thân vững chắc để đủ
sức chống chọi với gió bão và nắng hạn như cây thông, cây lim, cây tùng... Loài
cỏ thường ưa ánh sáng và lượng nước theo mưa tự nhiên nên chọn đồng bằng để
sinh trưởng, chúng có thân hình thấp bé, thường bò tỏa ra nhiều hướng bằng các
nhánh. Một số cây dây leo có thân dài và uốn cong như con rắn quấn quanh các
thân cây lớn để vươn lên cao tìm ánh sáng.
- Về lá: Lá của các loài cũng khác nhau và
chia ra ba nhóm:
+ Lá kim: thông, phi lao… (chống thoát nước tốt,
thoát gió hiệu quả).
+ Lá rộng: đa số loài (thoát nước nhanh).
+ Lá dạng gai hoặc cành: xương rồng, cây
dao... (tích được lượng nước nhiều và chống thoát nước tốt).
Loài xương rồng và cây dao thì mỗi lá chính
là một phần thân mà sau này sẽ phát triển thành cây mới.
Có loài lá thưa, có loài lá dày, có loài lá mọc
đối, có loài lá mọc xoắn...
- Về rễ: Có loài rễ chùm, có loài rễ cọc, có
loài rễ kết hợp...
- Về hoa: Hình dáng các loài hoa rất đa dạng
và phong phú.
- Về quả: Có loài cho quả: ổi, cam, đào, dừa,
nho…; có loài cho hoa: hồng, huệ, lan, mai, đào...; có loài cho thân lấy gỗ:
lim, gõ, thông…; cho nên hình dáng của chúng cũng khác nhau.
- Hình dáng chung: Có loài có hình dáng đẹp,
có loài gai góc, xấu xí...
b. Sự khác biệt của cùng loài:
Do sự tác động của con người, do điều kiện sống,
do sự khác nhau về điều kiện giống ban đầu mà mặc dù cùng chung một loài nhưng
vẫn có sự khác nhau rõ rệt ở thảo mộc. Ví dụ:
- Cùng là loài tre nhưng có các giống khác
nhau về kích thước: trúc, tre đằng ngà, tre thường, tre hóa, lồ ô...
- Cây lúa được trồng trên đất tốt sẽ tốt hơn
cây lúa được trồng trên đất phèn chua.
- Cùng là cây phượng nhưng có cây không bao
giờ trổ hoa.
- Cùng loài cây nhưng cây thì rậm lá, cây
khác lại thưa lá.
c. Sự khác biệt trên cùng một cây:
- Trên cùng một cây nhưng sự khác biệt về đặc
tướng vẫn xảy ra khi có sự tác động khác nhau của ánh sáng, phân bón, sâu hại…
trực tiếp tới cây đó. Thông thường hướng nào được nhận nhiều năng lượng ánh
sáng, chất dinh dưỡng thì hướng đó cành lá khỏe mạnh xanh tốt hơn. Ngược lại
thì cành lá khẳng khiu hơn, lá thưa và yếu hơn, hoa quả trên một cây cũng khác
nhau.
d. Sự khác biệt của nhân trong
cùng một quả:
Do trong quá trình sinh trưởng và phát triển,
dưới sự tác động của con người, động vật, côn trùng hoặc một số yếu tố vật lý,
sinh học nào đó mà quả phát triển không đồng đều và cho ra các hạt có chất lượng
không đồng đều. Ví dụ:
- Trong một trái có nhiều hạt thì không phải
hạt nào cũng đồng đều nhau về chất lượng mà có hạt tốt, có hạt lại kém, hạt lớn,
hạt nhỏ.
- Trong một bó lúa, không phải bông nào cũng
giống bông nào và đều bằng nhau về số hạt lúa và kích thước hạt lúa mặc dù bó
lúa ấy được gieo từ một nhân.
- Cũng có khi từ nhiều nhân khác nhau nhưng
do điều kiện chăm sóc, môi trường sống và nhiều yếu tố khác giúp cho ra cùng một
loại quả tương đồng như nhau …
2. Màu sắc:
a. Sự khác biệt của nhiều loài:
Màu sắc của thảo mộc rất phong phú, có loài
có thân màu xanh – lá màu xanh, có loài có thân màu xám – lá màu xanh, có loài
lá màu xanh đậm, có loài lá màu xanh nhạt, hoa của thảo mộc cũng phong phú về
màu sắc như: đỏ - vàng – tím – hồng – lơ – cam …
b. Sự khác biệt của cùng loài:
Do yếu tố tự nhiên hoặc tác động của con người
(lai tạo, tạo đột biến) mà trong một loài có thể có sự khác biệt về màu sắc, độ
đậm nhạt... Ví du:
- Cùng là hoa hồng nhưng có nhiều màu khác
nhau như: đỏ - vàng - hồng - nhung - trắng.
- Cùng loài cây nhưng trồng ở trên đất khác
nhau sẽ cho màu sắc đậm nhạt ở thân hoặc lá khác nhau.
c. Sự khác biệt trên cùng một cây:
Ngày nay do tiến bộ khoa học mà con người đã
tạo lên những loài hoa có nhiều màu sắc trên cùng một cây, thậm chí có nhiều
màu sắc trên cánh hoa ở cùng một bông. Điều đó cũng xảy ra trong tự nhiên ở một
số loài hoa như: phong lan, dâm bụt… Ví dụ:
- Trên cùng một cây hoa hồng nhưng có những
bông hoa có màu sắc khác nhau.
- Trên một cây chuối nhưng không có tàu lá
nào giống hệt tàu lá nào về màu sắc, hình dáng và kích thước.
d. Sự khác biệt của nhân trong
cùng một quả:
- Từ nhiều giống hoa/quả có thể cho ra một dạng
hoa/quả giống nhau về màu sắc như ở một số loài hoa. Ví dụ: hoa muống biển và
hoa muống thường đều có hình thức và màu tương đồng nhau, hai bông hoa hồng
cùng màu sẽ có thể được sinh trưởng từ hai giống hoa hồng khác nhau...
Kết luận:
Hình dạng của thảo mộc rất đa dạng và có nhiều
sự khác biệt như trên. Chính sự khác biệt ấy mà chúng đã tương ưng với những
môi trường và điều kiện sống nhất định, hoặc ngược lại môi trường và điều kiện
sống đã tạo nên sự khác biệt ấy.
Màu sắc của thảo mộc cũng vô cùng phong phú,
biểu hiện ở thân, cành, lá, hoa, quả và hạt. Chính môi trường sống (duyên hợp)
cũng đã góp phần làm nên sự khác biệt này.
III. ĐẶC TÍNH:
1. Mùi hương:
a. Sự khác biệt của nhiều loài:
Hương của thảo mộc có thể tỏa ra từ nhiều bộ
phần thân của chúng, có loài hương phát ra từ củ, có loài hương phát ra từ
thân, lá, hoa, nhựa, gốc, rễ,...
Hương của thảo mộc ở mỗi loài có sự khác nhau
rõ rệt như: hương sen khác với hương quế, hương hoa hồng không ngát như hương
hoa sữa, hương cây thông khác với hương cây tràm,...
b. Sự khác biệt của cùng loài:
Mùi hương đậm hay nhạt thường là do môi trường
và thời tiết tạo nên. Cùng một giống hoa hồng nhưng những cây được trồng ở những
nơi nhiều nước, thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, đất xấu thì hương sẽ không thơm đậm
đà bằng những cây được đem trồng ở nơi có môi trường, nhiệt độ, thời tiết và điều
kiện chăm bón tốt hơn.
c. Sự khác biệt trên cùng một cây:
Do sự mạnh yếu khác nhau về phần thể chất mà
mùi hương thoát ra cũng có sự khác nhau rõ ràng.
2. Vị đậm nhạt:
a. Sự khác biệt của nhiều loài:
Mỗi loài có một vị riêng biệt như: ớt có vị
cay, mía có vị ngọt, khế có vị chua,...
Cũng có những loài không có vị gì rõ ràng cả.
b. Sự khác biệt của cùng loài:
Cùng là loài bưởi nhưng nếu được chăm sóc tốt
thì bưởi sẽ có vị ngọt, ngược lại sẽ có vị đắng. Cùng là loài mía nhưng trồng ở
đất khô ráo sẽ ngọt hơn trồng ở đất úng ngập.
c. Sự khác biệt trên cùng một cây:
Trên thân cây mía vị ngọt bố trí không đều
tùy theo mùa và thời tiết, có khi phần gốc có vị ngọt đậm hơn phần ngọn hoặc
ngược lại.
Cam trên cùng một cây nhưng không phải trái
nào cũng có vị ngọt và độ đậm nhạt như nhau.
d. Sự khác biệt trên cùng một quả:
Trên cùng một quả, phía nào bị mặt trời đốt
nóng nhiều hơn hoặc bị côn trùng châm chích thường có vị nhạt hơn.
Kết luận:
Hương vị của thảo mộc rất đa dạng và phong
phú. Ngoài ra sự tác động của môi trường và điều kiện sống (Duyên hợp) cũng góp
phần làm cho hương vị của chúng thay đổi biến hóa đa dạng hơn.
IV. DUYÊN CHUYỂN ĐỔI:
1. Do thiên nhiên:
Nước và gió là hai yếu tố mang quả và hạt của
thảo mộc đến những vùng miền đất mới và ở đó chúng phát triển một cách tự
nhiên. Ví dụ:
Quả dừa rụng xuống sông, nước đưa đi đến một
nơi xa rồi đậu lại, ở đó nó mọc lên một cây mới. Hoa của cây Bồ Công Anh dễ bị
gió tách hạt ra mang đi rất xa.
2. Do động vật và côn trùng:
Động vật và côn trùng
cũng là nhân tố tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi nhân quả thảo mộc. (Xem lại phần I.3)
“Điều kiện tự nhiên
trong vũ trụ nên duyên chuyển đổi có xấu, có tốt (không tuyệt đối)”
3. Do con người: (xem lại phần I.4)
“Sử
dụng kiến thức nên chuyển đổi và cải thiện tốt hơn, nhưng đôi khi cũng tạo
duyên chuyển đổi xấu hơn ban đầu.”
V. DUYÊN TAN:
1. Do duyên hợp tan từ Nhân:
Mỗi loài có một tuổi thọ nhất định, có loại
cây lâu năm, có loại cây chỉ vài tháng, có loài chỉ vài chục ngày…
Ngoài ra nếu giống tốt thì có thể tuổi thọ
dài hơn. Do nhân bị hư mọt, khô, thối, không được gieo trồng, bị con người phá
hoại.
“Duyên hợp ban đầu
chưa đủ (không đủ duyên)”
2. Do thiên nhiên vũ trụ:
Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, động đất
là những tác động trực tiếp làm cho thảo mộc bị chết.
3. Do úng thúi:
Một số loài thảo mộc không ưa ngập nước, khi
chúng bị ngập nước hoặc mưa quá lâu sẽ bị úng thúi.
4. Do động vật và côn trùng:
Thảo mộc là nguồn thức ăn cho nhiều động vật
và côn trùng nên dễ bị chúng phá hoại.
“Chúng ăn, cắn phá
và dẫm đạp...”
5. Do con người:
Con người không chỉ khai thác, sử dụng thảo mộc
làm thực phẩm, nguyên liệu thuốc, chất đốt cháy, vật liệu xây dựng, vv... mà
đôi khi còn phá hoại thảo mộc một cách vô lý. Vì vậy, thảo mộc trên hành tinh
chúng ta bị tàn phá hủy hoại rất nhiều.
“Khai thác, sử dụng
và chế biến để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống”.
Kết luận:
Duyên tan của thảo mộc cũng có nhiều nguyên
nhân như đã biết ở trên. Với hoạt động bất thường của thời tiết và khí hậu cũng
như việc sử dụng bừa bãi, thiếu ý thức của động vật, côn trùng và con người mà
duyên tan của thảo mộc ngày càng phức tạp hơn. Ngoài ra bản chất ban đầu của
nhân cũng góp phần làm cho duyên tan có thể xảy ra bất thường (làm mùa màng cây
phát triển không kịp thu hoạch đã bị lũ lụt, hạn hán phá hoại).
VI. KẾT LUẬN CHUNG:
Duyên hợp và duyên tan của thảo mộc vốn rất
đa dạng và phong phú cho nên nhân quả của thảo mộc cũng tương ưng đa dạng, tạo
nên vô số loài, mỗi loại lại có vô số đặc tướng, đặc tính và hương vị khác
nhau; chúng sinh diệt liên tục dưới sự chi phối của tự nhiên, môi trường, động
vật, côn trùng và con người,… tạo nên một thế giới thảo mộc muôn hình muôn vẻ.
Theo luật nhân quả thì gieo nhân nào sẽ gặt
quả đó, cụ thể là:
- Nhân tốt + môi trường tốt = quả tốt.
- Nhân tốt + môi trường xấu = quả không tốt.
- Nhân xấu + môi trường tốt = quả không tốt.
- Nhân xấu + môi trường xấu = quả rất xấu hoặc
không có quả.
“Muốn được quả thì
ban đầu phải chọn Nhân.
Phải thiện xảo tạo Nhân để nhận Quả (vì Nhân nào Quả nấy không
sai)”.
Suy rộng ra, không chỉ riêng thảo mộc mà cả
các loài động vật (trong đó có con người) cho đến mọi hành tinh trong vũ trụ, tất
cả đều có chung một môi trường sống và cùng chịu sự chi phối của vô thường, của
luật nhân quả. Dù là một con vật nhỏ bé hay cả vũ trụ bao la cũng bị vô thường
biến đổi, trùng trùng duyên hợp và trùng trùng duyên tan tạo nên một vụ trụ
muôn hình muôn vẻ, đa màu, đa sắc. Những gì đang hiện hữu trên trái đất hôm nay
hẳn sẽ khác xa bản thân nó cách đây hàng triệu hay hàng tỷ năm trước. Cũng như
diện mạo của hệ mặt trời hôm nay hẳn sẽ khác xa diện mạo của nó cách đây hàng
triệu hay hàng tỷ năm trước, và hàng tỷ năm sau chắc hẳn sẽ khác xa hơn nữa. Vấn
đề chỉ khác nhau về thời gian. Ví dụ:
- Đời sống của cây lúa nước chỉ kéo dài tối
đa khoảng 3 tháng.
- Tuổi thọ của con người trung bình khoảng
100 năm.
- Tuổi thọ của tế bào động vật trung bình khoảng
10-30 ngày.
- Tuổi thọ của trái đất chưa thể ước tính được.
(Có thể do duyên tan làm nó bị nổ tung hoặc duyên hợp từ các hạt trong vũ trụ
nhập vào nhau tạo nên những hành tinh mới).
Nói sự sinh diệt của vũ trụ thật ra đó chỉ là
cái nhìn tương đối theo không gian và thời gian mà thôi. Thực ra tất cả vũ trụ
này chưa từng có sinh hay có diệt, bởi vật chất vẫn tồn tại như ban đầu, nghĩa
là không sinh ra cũng không mất đi, chúng chỉ di chuyển từ nơi này sang nơi
khác, biến đổi từ dạng này sang dạng khác mà thôi.
Tu viện Chơn Như, tháng
10/2013
_HẾT_
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét